Tin tức nổi bật
Trọn đời với rối cạn
(Ngày đăng: 28/11/2013   Lượt xem: 873)

Vừa bước qua tuổi 90, lão nghệ nhân Phạm Văn Bể - chủ trò của phường rối cạn Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn là một trong số hiếm những người còn gắn bó với nghề. Cụ cũng là người đã góp công rất lớn trong việc vực dậy và tôn vinh rối cạn.
Lần đầu được xem cụ trình diễn rối tại Lễ hội Trung thu phố cổ Hà Nội 2012, nhưng ấn tượng về một nghệ nhân già cầm con rối trên tay thao tác không thua kém bất cứ nghệ nhân chuyên nghiệp, trẻ trung nào, khiến chúng tôi nhớ mãi. Gặp lại cụ, hỏi về sức hút của nghề rối cạn Tế Tiêu, cụ chủ trò hào hứng: “Cùng với rối nước, rối cạn Tế Tiêu luôn được trẻ con, người lớn đón nhận vì nó đi ra từ cuộc sống của dân gian”.
                         
 
Theo cụ Bể, phường rối Tế Tiêu có cách đây hơn 400 năm. Năm Hưng Phúc 1573, một vị quan có tên là Trần Triều Đông Hải đã về lập làng Tế Tiêu, dạy dân trồng trọt, rèn luyện sức khỏe, chống giặc ngoại xâm, giữ yên xóm làng và sáng tạo nên nghề rối. Từ đó đến nay, vào các dịp lễ hội, việc làng, diễn rối đã thành một nét sinh hoạt văn hóa thường niên. Tuy nhiên, để giữ được nghề rối sôi động đến ngày hôm nay, nhiều nghệ nhân trong làng đã phải gắng sức rất nhiều, bởi nghề rối đã một thời bị quên lãng.

Đến năm 1990, cụ Bể và các nghệ nhân trong làng đã quyết tâm vực dậy phường rối Tế Tiêu. Các tiết mục do chính nông dân dàn dựng, như một thú vui tiêu khiển lúc nông nhàn. Nghệ sĩ cũng là nông dân nên rất hấp dẫn du khách. Qua đó, đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nông nghiệp vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng đã được tái hiện sống động.

Cụ cũng kể về những kỹ thuật trong nghề rối cạn: Quan trọng nhất là việc đẽo gọt, chăm chút phần gương mặt và các khớp chi của con rối. Con rối của phường Tế Tiêu thường được làm bằng  gỗ xoan đã được ngâm kỹ dưới nước cả năm trời nên tránh được mối mọt, lại dễ đục đẽo, gọt tỉa  tạo hình cũng như khi biểu diễn. Nhờ việc tỉ mỉ này nên khán giả khi xem các con rối chuyển động uyển chuyển, nhịp nhàng. Đồng thời, người nghệ sĩ phải có sự phối hợp nhịp nhàng với bạn diễn trong từng tích trò. Cụ Bể cũng là một trong số ít nghệ nhân có tài vừa chế tạo đạo cụ, vừa viết lời và biểu diễn các bài rối. “Còn sức lực, tôi sẽ còn cống
hiến cho phường rối. Nhưng trong điều kiện hiện nay, rất dễ mai một, nên tôi càng phải gắng sức” - cụ tâm sự.
Không chỉ duy trì lửa tình yêu với trò diễn rối, cụ Bể còn truyền ngọn lửa ấy sang cho con gái Phạm Thị Chiên và nhiều thanh, thiếu niên trong làng. Cụ Bể đã được nhận nhiều bằng khen của TP.Hà Nội và nhiều tổ chức văn hóa, nghệ thuật khác.
                                                                                                    Theo: laodong.com.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.660.538
Tổng truy cập: