Tin tức nổi bật
Tháp Bà Ponagar…nơi văn hóa Chăm vẫn còn được lưu giữ
(Ngày đăng: 25/11/2013   Lượt xem: 1426)
Langnghevietnam.vn - Lâu nay Tháp Bà Ponagar được nhiều người biết đến là một điểm du lịch hấp dẫn ở thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) với những thành tựu của nền văn hóa Chăm, bao đời nay vẫn còn nguyên giá trị.

                 

                                                                   Khu di tích Tháp Bà Ponagar

Tháp bà Ponagar (còn gọi là tháp Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là một công trình kiến trúc độc đáo nằm trên đỉnh ngọn đồi Cù Lao bên cửa sông Cái thuộc xóm Bóng, phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang.

Khu di tích Tháp Bà Ponagar là một trong những quần thể kiến trúc tiêu biểu của nền văn hóa Chăm Pa được xây dựng từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại Vương quốc Chăm Pa cổ.

Tháp Bà Ponagar dùng để chỉ chung quần thể đền tháp này nhưng đúng ra nó chỉ là tên gọi của ngọn tháp cao nhất khoảng 23m. Quần thể di tích Tháp Bà được chia thành 3 lớp: Lớp dưới cùng gồm tháp cổng chính, cổng phụ, tường rào bảo vệ; lớp giữa đối diện với tháp chính là khu kiến trúc tiền đình Mandapa, gồm 22 trụ hình bát giác, có chiều cao khác nhau. Lớp trên cùng gồm 4 ngôi đền tháp: Ngôi đền tháp chính thờ nữ thần Ponagar, tháp giữa để thờ chồng, tháp ở phía đông thờ cha mẹ và ngôi tháp ở phía sau là để thờ các con của bà. Cả 4 tháp được xây dựng bằng gạch chồng khít lên nhau với nghệ thuật trang trí theo kiến trúc của người Chăm, trên tháp có nhiều hoa văn và phù điêu tinh xảo. Ngôi đền tháp quay mặt ra hướng chính đông, theo quan niệm thì đây là hướng của sự sống và ánh sáng. Hiện nay, khu di tích Tháp Bà còn lưu lại nhiều hiện vật, bia ký cổ nhất của người Chăm. Trải qua hơn 10 thế kỷ, trước sự biến thiên khắc nghiệt của thời gian, quần thể Tháp Bà vẫn sừng sững tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Tượng thờ Ponaga Kauthara – một người con gái của Thiên Y Thánh Mẫu Ana được người dân chọn làm thần bảo vệ đất đai

Ðến thăm Tháp Bà Ponagar, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tâm linh du khách còn được thưởng thức những vũ điệu Chămpa do đội múa dân tộc Chăm biểu diễn. Với những màn múa Chăm như vũ điệu múa quạt, múa đội bình trong tiếng trống Ghinăng, tiếng kèn Saranai, thực sự làm đắm say lòng du khách, tạo cho họ những ấn tượng tốt đẹp mỗi dịp ghé thăm. Bên cạnh đó, biểu diễn dệt thổ cẩm của người Chăm cũng là một trong những hoạt động nhằm lưu giữ cũng như giới thiệu rộng rãi những nét văn hóa độc đáo của người Chăm.
               

                                                            …với vũ điệu Chăm hấp dẫn du khách

Trải bao thăng trầm lịch sử, người dân sinh sống dọc đôi bờ sông Cái vẫn lưu truyền huyền tích thánh mẫu Thiên y Ana. Hàng năm, cứ đến ngày 20/3 âm lịch, người Chăm, người Kinh ở khắp nơi trong vùng, mang theo lễ vật, hành hương về Tháp Bà Ponagar Nha Trang, thành tâm bày tỏ lòng biết ơn đối với một nhân vật đã có công chỉ dạy dân lành biết cách làm ăn, sinh sống bằng nghề nông.

                 

                                                               Khung dệt thổ cẩm của người Chăm

Với những giá trị đặc sắc về kiến trúc, nghệ thuật, năm 1979, quần thể Tháp Bà Ponagar đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa, đồng thời chính thức công nhận lễ hội Tháp Bà Ponagar (Nha Trang) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bài và ảnh: Ng. Tâm

 

 

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.660.281
Tổng truy cập: