Tin tức nổi bật
Thái Bình - Nâng cao sức cạnh tranh của làng nghề
(Ngày đăng: 08/11/2013   Lượt xem: 1066)
Thái Bình hiện có 241 làng nghề đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, tăng 8 làng so với năm 2011. Nhìn chung nghề và làng nghề trên địa bàn vẫn được duy trì và phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động...
Cần có chính sách hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm làng nghề

Cần có chính sách hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm làng nghề

Sức cạnh tranh còn yếu

Từ năm 2001, Thái Bình đã trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước có quỹ khuyến công và mạng lưới khuyến công viên, giúp doanh nghiệp (DN) chủ động dạy nghề và bố trí lao động. Tỉnh còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên cho những nơi có làng nghề truyền thống, làng nghề phát triển mạnh như: Xã Thái Phương (huyện Hưng Hà); làng nghề thêu Minh Lãng (huyện Vũ Thư); làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái…; tăng nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho công tác đào tạo, truyền nghề cho người lao động tại các làng nghề; hỗ trợ kinh phí cho DN mời nghệ nhân, thợ kỹ thuật ở tỉnh khác về dạy nghề tại làng nghề.

Các nghề truyền thống vẫn được duy trì phát triển như: Thêu, dệt khăn, dệt chiếu cói, chế biến lương thực, thực phẩm; một số nghề mới du nhập đang có chiều hướng phát triển tốt như: Đan hạt cườm, sản xuất lưỡi câu, làm lông mi giả xuất khẩu, móc sợi, chế tác đá mỹ nghệ, chiếu nilon… Thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 1.050.000 đồng/người/tháng. Riêng 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất khu vực làng nghề của Thái Bình đạt 140.079,4 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ, giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động.

Cùng với sự phát triển của các làng nghề, nhiều gia đình trong tỉnh đã thoát nghèo vươn lên làm ăn khấm khá. Nhiều người lao động phấn khởi vì những kết quả cụ thể từ các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đem lại.

Tuy nhiên, hầu hết quy mô làng nghề còn nhỏ, sản xuất phân tán, chưa xây dựng được những làng nghề có quy mô lớn. Hoạt động sản xuất- kinh doanh còn khó khăn, thậm chí một số nghề đứng trước nguy cơ mai một. Nghề và các làng nghề của tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng mà chưa có tính bền vững. Quy mô làng nghề nhỏ, sản xuất phân tán, chất lượng, mẫu mã sản phẩm không đa dạng trong khi phải chịu sức cạnh tranh lớn. Khó khăn về vốn cũng là nguyên nhân khiến cho các làng nghề gặp khó. Tình trạng ô nhiễm ở một số làng nghề ảnh hưởng xấu đến môi trường như: Dệt Phương La; chạm bạc Hồng Thái, Lê Lợi; chế biến bún bánh ở Vũ Hội. Quy mô làng nghề nhỏ, sản xuất tự phát, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn vì chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, mẫu mã đơn giản. Hầu hết các sản phẩm làng nghề chưa xây dựng được thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Mục tiêu đến năm 2015, Thái Bình phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt 15.000 tỷ đồng, trong đó nghề và làng nghề đóng góp từ 20- 25%. Ðể hoàn thành mục tiêu trên, Thái Bình đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho nghề và làng nghề bằng nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả.

Làng nghề phải trở thành hạt nhân của nông thôn mới

Mục tiêu của Thái Bình là phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh công-nông nghiệp, tất cả các xã trở thành nông thôn mới. Ðể hoàn thành mục tiêu trên, tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp tích cực, thiết thực để gỡ khó về nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ san lấp mặt bằng trên diện tích đất thuê tại cụm công nghiệp cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Giải quyết những vướng mắc về cơ chế, tạo tối đa điều kiện thuận lợi cho DN, cơ sở sản xuất trong làng nghề được vay vốn để hoạt động sản xuất- kinh doanh… Tiếp tục hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách để duy trì làng nghề, xây dựng những DN “đứng chân” ngay trong những làng xã có nghề truyền thống. Đây là hạt nhân quan trọng cùng với chính sách khuyến công trở thành “bà đỡ” để phát triển nghề thông qua việc hướng nghiệp cho người lao động. Đối với những làng chưa có nghề truyền thống, tỉnh đã xây dựng một số gia đình có khả năng trở thành chủ tổ hợp làm “vệ tinh” cho DN và dần xây dựng, phát triển chính những tổ hợp này trở thành DN. Ban hành một số chính sách khuyến khích đầu ra cho sản phẩm, một số chính sách về thuế, vốn vay cho hộ sản xuất… bảo đảm cho lao động làng nghề có thu nhập, đạt mức bình quân từ 1,5 triệu đồng/người/ tháng trở lên. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo các huyện, thành phố, xã, phường tìm các nghề phù hợp, ổn định cho dân, hoặc liên kết với công ty, xí nghiệp, nhà máy đưa các mặt hàng gia công xuống hộ gia đình. Gắn với công tác khuyến nông, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học công nghệ, xử  lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề.

                                                                                              Theo: Công thương

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.670.674
Tổng truy cập: