TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Phát triển kinh tế làng nghề "Đá Non Nước"
(Ngày đăng: 17/11/2011   Lượt xem: 859)


Từ tháng 8-2011, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đá của làng đá Non Nước (Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) sản xuất đã chính thức có Giấy chứng nhận nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Điều này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực, tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng đá Non Nước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi khi có cơ hội tiếp cận với sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Đá Non Nước", mua được các sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy, chất lượng đảm bảo, có cơ hội hưởng thụ yếu tố văn hóa gắn liền với sản phẩm.

Khuyến khích phát triển làng nghề

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã hình thành từ hơn 400 năm trước, xuất phát từ những người thợ ở phía Bắc di cư vào, dùng nguồn nguyên liệu đá sẵn có ở địa phương để chạm khắc, tạo ra những sản phẩm thô sơ phục vụ đời sống, như các loại cối, chày, đá neo chài lưới, đá xây dựng, bia mộ và một vài hình tượng đơn giản khác... Những năm tháng chiến tranh, nơi đây phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhưng những người thợ điêu khắc đá Non Nước vẫn kiên nhẫn duy trì nghề điêu khắc đá truyền thống, vừa đảm bảo cuộc sống gia đình, vừa đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến, bảo vệ cách mạng

Từ sau năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế phát triển năng động, cùng với việc danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận di tích lịch sử quốc gia, lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan ngày càng tăng, làng nghề điêu khắc đá từng bước được phục hồi, phát triển. Nền kinh tế ngày càng mở cửa, du khách càng biết nhiều hơn đến danh thắng Ngũ Hành Sơn và làng nghề truyền thống điêu khắc. Sản phẩm của làng nghề có mặt trên mọi miền Tổ quốc, phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng như trang trí trong gia đình, cơ sở tôn giáo, nghĩa trang liệt sĩ, cơ quan, công sở, vườn tượng... Từ năm 2000 đến nay, làng nghề điêu khắc phát triển mạnh, trở thành một trong những làng nghề có quy mô lớn và làm ăn hiệu quả nhất tại Việt Nam

Cùng với chủ trương của TP Đà Nẵng về phát triển làng nghề, UBND Q. Ngũ Hành Sơn đã đề ra định hướng từ nay đến năm 2020 là phát huy lợi thế của Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ truyền thống Non Nước, phát triển công nghiệp chế tác trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Địa phương cũng quy hoạch lại theo hướng mở rộng làng nghề hiện nay, đẩy mạnh phát triển thương mại kết hợp với phát triển du lịch; ưu tiên phát triển mạnh làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, khuyến khích các doanh nghiệp và tư nhân đầu tư phát triển các sản phẩm mỹ nghệ từ đá với quy mô lớn. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm đầu ra, giới thiệu mặt hàng với các đối tác, phấn đấu tốc độ tăng sản phẩm bình quân đạt 30%/năm. Trước mắt, UBND quận quy hoạch lại làng nghề, triển khai đầu tư khu sản xuất tập trung trên diện tích 30 ha tại vị trí mới, cách xa khu dân cư và khu du lịch, với cơ sở hạ tầng đồng bộ để từ nay đến năm 2012 sẽ đưa vào sử dụng.

"Đá Non Nước" sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Những năm gần đây, Q. Ngũ Hành Sơn trong quá trình chỉnh trang đô thị đã giảm gần 400 ha đất nông nghiệp, nên quận đã có nhiều giải pháp về chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp dư thừa và nông nhàn. Từ năm 2007 đến nay, bình quân mỗi năm Trung tâm giáo dục hướng nghiệp quận và Trường trung cấp nghề đào tạo khoảng 100 lao động. Điều quan trọng là làng nghề điêu khắc đá không còn khai thác nguyên liệu tại chỗ mà nhập nguyên liệu từ các nơi khác về. Từ phát triển làng nghề gắn với du lịch, lượng khách tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn và làng nghề ngày càng tăng, năm 2010 đạt gần 408.000 người. Hằng năm, làng nghề sản xuất trên 80.000 sản phẩm các loại, chủ yếu thuộc 10 nhóm sản phẩm là tượng các loại, bàn ghế, bồn tắm, đèn vườn, bình hoa... Giá trị sản xuất và doanh thu làng nghề tăng đều hằng năm, từ 82.175 triệu đồng năm 2005 lên 234.182 triệu đồng năm 2010

Giữ gìn và phát huy giá trị thương hiệu "Đá Non Nước", UBND Q. Ngũ Hành Sơn giao cho Phòng Kinh tế quận chịu trách nhiệm kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm. Trước mắt, trong giai đoạn 2011- 2012, UBND quận tập trung triển khai thí điểm mô hình thương mại hóa sản phẩm, ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp, nghệ nhân có uy tín tại làng đá mỹ nghệ Non Nước, sau đó nhân rộng ra các cơ sở khác với chủ trương tất cả các sản phẩm bán thí điểm đều phải có nhãn mác với tên gọi "Non Nước- Đà Nẵng", tên của chủ cơ sở sản xuất và bao bì sản phẩm được thiết kế đẹp, phù hợp.

Từ nhãn hiệu chứng nhận "Đá Non Nước", Đà Nẵng đề ra mục tiêu nhân rộng mô hình về tạo lập, quản lý và phát triển cho một số sản phẩm thủ công tương tự khác ở các làng nghề trên địa bàn thành phố như làng dệt chiếu Cẩm Nê, đan Cẩm Nê, nước mắm Nam Ô..., từ đó thúc đẩy xúc tiến thương mại, du lịch góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề có chỗ đứng vững chắc trên thị trường , , , , .

 

Nguồn: hcm.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

23
Đang xem:
72.649.712
Tổng truy cập: