TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Điệp khúc... bất ổn đủ thứ!
(Ngày đăng: 17/11/2011   Lượt xem: 322)

5 năm kể từ khi nghị định 66 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn được ban hành, song cho đến nay hầu hết các địa phương đều khẳng định vẫn còn quá nhiều bất ổn  để có thể phát huy sức mạnh của các làng nghề.

Những khó khăn nổi cộm như thiếu vốn, ô nhiễm…  vừa được đưa ra tại cuộc họp do Bộ NNPTNT vừa tổ chức tại Hà Nội.
Các hộ nghề nhỏ lẻ vẫn chưa tiếp cận được vốn vay. Ảnh: T.L
Các hộ nghề nhỏ lẻ vẫn chưa tiếp cận được vốn vay. Ảnh: T.L

Vừa thiếu vốn, vừa ô nhiễm

Báo cáo mới nhất của UB Thường vụ Quốc hội cho thấy, hiện cả nước có khoảng gần 4.600 làng nghề, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động (LĐ), thu hút từ 30 – 60% lực lượng LĐ nông thôn. Tốc độ phát triển làng nghề tăng bình quân 6 – 15%/năm, mức thu nhập từ sản xuất nghề cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp với khoảng 450.000 – 4 triệu đồng/tháng (tùy theo từng loại ngành nghề) – cao gấp 1,5 – 4 lần so với LĐ thuần nông. Không thể phủ nhận phát triển làng nghề hơn 5 năm qua đã có bước chuyển đáng kể, được ngành nông nghiệp chú trọng

Tại cuộc họp, nhiều tỉnh, thành cho biết, nhiều năm qua việc khó tiếp cận nguồn vốn vay luôn nổi cộm trong các bất ổn của làng nghề. Theo Sở Công Thương An Giang, chỉ những cơ sở sản xuất, DN lớn mới được tiếp cận vốn ngân hàng (NH) thương mại, trong khi hệ thống NH chính sách vốn đã có quá nhiều lĩnh vực để cho vay, không thể “kham” hết. Hầu hết cơ sở ngành nghề nhỏ lẻ, hộ gia đình không thể vay được vốn do cơ sở sản xuất thô sơ và tài sản thế chấp thiếu thuyết phục. Cũng vì thiếu vốn, nên một số cơ sở nghề lâu năm như nghề chế tác đá Ninh Vân (Hoa Lư - Ninh Bình) hay mây - tre đan Xuân Lai (Bắc Ninh)... khó mở rộng thị trường, mẫu mã cũng như cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, sau 5 năm thực hiện, một loạt các yếu kém khác được “lộ” ra như ô nhiễm môi trường, công nghệ thô sơ, yếu kém về khâu thiết kế mẫu mã, quảng bá sản phẩm... bao trùm hầu hết các địa phương

Bàn cách tìm vốn
Tất cả những bất ổn của phát triển làng nghề được Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề VN Vũ Quốc Tuấn khẳng định là ở mấu chốt tổ chức quản lý của Nhà nước. Ông Tuấn cho rằng, văn bản đề ra thì nhiều song thực hiện quá thiếu hiệu quả, phân tán và chồng chéo giữa các bộ, ngành. “Chính sự quản lý lỏng lẻo và thiếu đồng bộ đã tạo nên một loạt những hạn chế mang tính hệ thống tại các làng nghề hiện nay như ô nhiễm môi trường, thiếu quy hoạch, thiếu nguồn tín dụng và thiếu cả nguồn lao động có tay nghề. Ô nhiễm làng nghề đã quá báo động đỏ rồi và một khi chưa quy hoạch lại hạ tầng làng nghề thì vẫn bế tắc. Phát triển các sản phẩm nghề truyền thống lại quá chú trọng vào khía cạnh kinh tế mà quên bẵng giá trị văn hóa cần tôn vinh. Vai trò của nghệ nhân cũng chưa được đãi ngộ xứng đáng, thiếu động lực truyền nghề” – ông Tuấn phân tích

Để giải quyết nguồn vốn - bức xúc lớn nhất của các làng nghề hiện nay - ông Tuấn cho rằng cần học hỏi mô hình tín dụng của nước ngoài... Tại nhiều nước, các quỹ về ngành nghề nông thôn có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu, chia sẻ rủi ro với NH, giúp DN tiếp cận với NH một cách tín nhiệm, tạo niềm tin cho vay. Với mô hình này, ngoài việc phát triển cơ cấu Quỹ Tín dụng, ông Tuấn cho rằng cần thành lập quỹ nghề để tạo thêm nhiều kênh tiếp cận vốn cho nông dân. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hồ Xuân Hùng cũng thừa nhận vay vốn so với nhu cầu vẫn còn thiếu. “NH thường không mặn mà với các khoản vay nhỏ, trong khi nhu cầu chủ yếu của các hộ là vay ít vốn, ít giá trị tài sản thế chấp. Trong năm tới, một số thủ tục hành chính cho nông dân vay vốn sẽ được sửa đổi để tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nhiều hơn với nguồn vay” – ông Hùng nói

 

theo laodong..com.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

22
Đang xem:
72.649.698
Tổng truy cập: