TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Chính người nông dân làm nên hàng Việt Nam chất lượng cao
(Ngày đăng: 03/08/2011   Lượt xem: 993)

Chinh nguoi nong dan lam nen hang Viet Nam chat luong cao

(Phát biểu của ông Lưu Duy Dần - Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt Nam)

ông Lưu Duy Dần -

Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt Nam

Ảnh: Hoàng Long

Ở những vùng nông thôn Việt Nam, người nông dân có thể sản xuất từ những vật dụng đơn sơ như cái rổ, cái rá, cái chổi quét nhà, cho đến những cỗ máy gặt đập liên hợp cồng kềnh, phức tạp. Ngành nghề nông thôn vốn phát triển một cách tự phát, rồi hình thành và phát triển thành hệ thống buôn bán nhộn nhịp, sầm uất.

Hiện nay, nguồn hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu xuất phát từ khu vực nông thôn, chính vì vậy việc phát triển ngành nghề nông thôn là yếu tố gần như quyết định đến kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này.

Theo báo cáo, thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 20% trên 1 năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD Từ năm 2004; hơn 750 triệu USD vào năm 2007; 1 tỷ USD vào năm 2008, và đến 2010 đã đạt 1,5 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu Thủ công mỹ nghệ của nước ta ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh , Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... hàng thủ công mỹ nghệ của việt Nam hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.

Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nền kinh tế nước nhà và góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

Tuy vậy, ngành nghề nông thôn và các làng nghề hiện đang gặp nhiều khó khăn và tích lũy trong mình những tồn tại không dễ dàng giải quyết được như: Quy mô sản xuất nhỏ, lẻ. Mặt bằng sản xuất chật hẹp khó phát triển;Thiếu vốn đầu tư sản xuất; Thiếu những lao động được đào tạo cơ bản; Chủ các cơ sở sản xuất thiếu kiến thức quản lý; Công nghệ, thiết bị lạc hậu không đáp ứng nhu cầu sản xuất; Mẫu mã sản phẩm đơn điệu không phù hợp thị hiếu tiêu dùng; Công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm còn hạn chế; Đường giao thông tại các làng nghề chưa đáp ứng nhu cầu vẩn chuyển nguyên liệu, hàng hóa…

Nhà nước cần quan tâm xây dựng những chính sách quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn; Chính sách về đầu tư, tín dụng; Chính sách về hoạt động thương mại; Chính sách về khoa học công nghệ, Đào tạo, truyền dạy nghề…

Ngoài ra những chính sách cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, những chính sách vinh danh các nghệ nhân, các chương trình mục tiêu quốc gia…

Có một vấn đề nên đặt ra ở đây là nếu chỉ đơn thuần liệt kê các chính sách thì chúng ta thấy đó là một hệ thống khá đầy đủ, nhưng tiếp cận với chính sách là một vấn đề phức tạp, nhất là với đối tượng là các cơ sở ngành nghề nông thôn nhỏ lẻ, phân tán.

Sự quan tâm, hiểu biết của các cấp quản lý, các cơ sở sản xuất kinh doanh với hệ thống chính sách này đôi khi chưa đầy đủ. Xuất phát từ nhận xét này tôi cho rằng điều cần quan tâm trong thời gian tới là không chỉ đầu tư xây dựng những chính sách mới, mà quan trọng là phổ biến, tổ chức thực hiện thật tốt những chính sách đã có. Chắc chắn việc làm đó sẽ tạo nên một cơ hội mới cho việc phát triển sản xuất tại các làng nghề. Những mẫu mã truyền thống đơn điệu cũng sẽ thay đổi theo hướng phát triển tiêu dùng tại thị trường trong nước.

Xuất khẩu không thể dựa vào sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Tập trung sản xuất dưới những hình thức thích hợp là cách để các cơ sở ngành nghề nông thôn có khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn, tận dụng triệt để lao động tại các làng nghề. Đặc biệt phải tập trung xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm.

Chính nghệ nhân là những người lưu giữ truyền thống làng nghề. Nghệ nhân hầu hết không qua đào tạo trường lớp, kỹ năng nghề nghiệp chỉ được trau dồi qua thực tế từ lớp cha ông truyền lại, việc đánh giá những cống hiến của các nghệ nhân cũng chỉ thuộc về dân gian truyền tụng cũng cần phải được tôn vinh. Bằng nhiều hình thức, cấp độ khác nhau, các địa phương, các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội ngành nghề đã tổ chức tôn vinh nghệ nhân với nhiều danh hiệu: bàn tay vàng, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề Việt Nam…Chứng tỏ sự quan tâm của xã hội ngày càng cao đối với cống hiến của những người thợ thủ công lành nghề.

Tóm lại, nếu chúng ta làm tốt về vai trò, vị trí và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề, chú trọng quy hoạch đến nghề thủ công mỹ nghệ ông cha để lại đến hôm nay hội nhập với quốc tế chính là thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua "cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

nguồn (baomoi.com)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

39
Đang xem:
72.637.355
Tổng truy cập: