TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Quảng Nam: Đề xuất thành lập Trung tâm Thiết kế sản phẩm thủ công
(Ngày đăng: 13/03/2014   Lượt xem: 317)

Sản phẩm thủ cồng mỹ nghệ của 4 cộng đồng làng nghề gồm đèn lồng Hội An, mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, gốm Duy Xuyên được trưng bày tại lễ tổng kết dự án.

Ngày 12.3, tại TP Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn và du lịch làng nghề tại Quảng Nam”.

Được khởi động từ tháng 2.2012 do Quỹ Tín thác Hàn Quốc tài trợ, dự án nhằm hỗ trợ các làng nghề thủ công tại Quảng Nam, đặc biệt là các khu vực gần hai Di sản Thế giới Hội An và Mỹ Sơn trong việc tái định hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; đồng thời cũng cố, phát huy các giá trị văn hóa.

Theo đó, 4 cộng đồng làng nghề được chọn hỗ trợ thực hành sản xuất gồm đèn lồng Hội An, mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, gốm Duy Xuyên. Kết thức dự án, có 238 hộ sản xuất/DN được khảo sát, mang lại nhiều thông tin quan trọng về tình hình ngành sản xuất thủ công truyền thống tại Quảng Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc thiết kế và đóng gói bao bì làm tăng giá trị cho sản phẩm.

Đồng thời, tổ chức 3 khóa tập huấn về các kỹ năng có liên quan như thiết kế, trình bày và quảng bá sản phẩm cũng như quản lý sản xuất, kinh doanh cho các nghệ nhân/hộ sản xuất trong khu vực đã được thực hiện, cùng với việc phát triển được hơn 30 bộ sản phẩm thủ công mới mang dấu ấn hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một kết quả quan trọng khác là thương hiệu chung “Grafted in Quang Nam” do Sở VHTTDL, Sở Công thương, UBND TP Hội An, UNESCO, ILO, FAO, QUO.. xây dựng. Cùng với các bộ nhận diện thương hiệu làng nghề và mẫu bao bì sản phẩm mới cho làng mộc Kim Bồng và làng gốm Thanh Hà, các bộ sản phẩm thủ công tại Trung tâm Thông tin Du khách Hội An và Nhà trưng bày Khu di tích Mỹ Sơn.

Ngoài ra, hơn 2.000 hộp mẫu bao bì đóng gói và nhiều sản phẩm truyền thông như tờ gấp và poster quảng bá sản phẩm đã được sản xuất và cung cấp cho các làng nghề thủ công.

Bà Katherine Muller-Marin - Trưởng Văn phòng UNESO tại Việt Nam - đánh giá: “Ngành nghề thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng hiện chưa phát huy hết tiềm năng vốn có, nhiều ngành nghề đang trên đà suy thoái. Dự án đã định hướng lại việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề nằm kề di sản, gắn với phát triển du lịch. Trong khuôn khổ thời gian và kinh phí hạn hẹp, ưu tiên hàng đầu của dự án vẫn là tập trung xây dựng sản phẩm và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của dự án là rất đáng kích lệ”.

Buổi tổng kết cũng ghi nhận nhiều ý kiến đánh giá chung: Việc phát triển hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay còn nặng mẫu mã, còn việc kết nối, giao thương để tạo môi trường tiêu thụ, đưa sản phẩm ra thị trường vẫn chưa được chú trọng.

Tại hội thảo, Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam đã đề xuất thành lập Trung tâm Thiết kế sản phẩm thủ công. Đây được xem như là mắc xích quan trọng, góp phần tiếp nối và phát huy có hiệu quả các thành tựu đạt được của dự án, hỗ trợ phát triển thủ công về lâu dài.

                                                                                 Theo: laodong

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

29
Đang xem:
72.650.255
Tổng truy cập: