TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Ai bảo vệ di tích chưa được xếp hạng?
(Ngày đăng: 11/03/2014   Lượt xem: 450)
Sự việc dỡ đình bán gỗ sưa xảy ra ở đình Cựu Quán (Hoài Đức, Hà Nội) gây rúng động dư luận những ngày qua cả về tính nghiêm trọng của sự việc và cả về sự lúng túng trong cách xử lý khi sai phạm xảy ra.

Ngày 3/3 Ban khánh tiết của đình Cựu Quán tự ý gỡ 4 thanh gỗ sưa bán cho sư trụ trì chùa ngay cạnh với giá hơn 1 tỷ đồng. Ngày 7/3, Sở VH - TT&DL Hà Nội mới cử người xuống địa bàn xem xét sự việc và chỉ đạo hướng xử lý.

Theo ông Trương Minh Tiến, Phó GĐ Sở VH-TT&DL Hà Nội, đình thôn Cựu Quán xã Đức Thượng chưa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, hiện tại di tích được UBND huyện quản lý trực tiếp theo phân cấp tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 2-3-2011 của UBND thành phố.

dỡ đình, gỗ sưa
Sau khi vụ việc xảy ra, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo các phòng, ban chức năng có liên quan của huyện phối hợp với UBND xã Đức Thượng khẩn trương kiểm tra, chấn chỉnh ngay các sai phạm mà báo chí, dư luận đã nêu và báo cáo thành phố bằng văn bản kết quả đã giải quyết vụ việc trước ngày 15/3.

"Việc phân cấp đã rõ ràng, sự việc xảy ra thì UBND huyện Hoài Đức phải có trách nhiệm chỉ đạo các cấp có liên quan. Về phía Sở, hàng năm cũng cử cán bộ xuống huyện để hướng dẫn về bảo tồn di tích. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện sau đó có trách nhiệm sẽ hướng dẫn tới Ban quản lý di tích quản lý, đứng đầu là chủ tịch, phó chủ tịch xã; cấp thôn do tiểu ban khánh tiết quản lý, đứng đầu là trưởng thôn...Việc xử lý cuối cùng sẽ thuộc về UBND xã Đức Thượng", ông Tiến nói.

Theo ông Đỗ Văn Thúy, Trưởng phòng VH-TT huyện Hoài Đức, trên địa bàn huyện Hoài Đức có 196 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 91 di tích đã được xếp hạng. Đình Cựu Quán nằm trong số những di tích chưa được xếp hạng. Cái khó hiện nay là do chưa được xếp hạng nên đình Cựu Quán vẫn chưa được lập hồ sơ, mọi đồ vật có giá trị văn hóa, lịch sử trong đình đều chưa có bất kỳ thống kê nào. Quản lý đình Cựu Quán thuộc về xã Đức Thượng và thôn Cựu Quán.

Tuy nhiên, theo Luật sư Nguyễn Hồng Bách, việc tháo dỡ, bán gỗ sưa đã bị coi là dấu hiệu của "tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Còn khi việc mua bán gỗ sưa nếu vì mục đích để tư lợi thì đã là dấu hiệu của "tội trộm cắp tài sản" theo Điều 138 Bộ luật hình sự. Như vậy, vụ việc xảy ra là nghiêm trọng và đã vượt quá khả năng của phân cấp xã.

Trao đổi với báo chí, Trưởng Công an xã Đức Thượng, Trần Văn Thảo cho biết: "Qua củng cố hồ sơ, nhận thấy sự việc phức tạp, chúng tôi đã báo cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời xét thấy vụ việc vượt quá thẩm quyền, ngày 4/3 đã chuyển toàn bộ hồ sơ lên Công an huyện Hoài Đức để tiếp tục điều tra làm rõ sự việc".

"Quả bóng" trách nhiệm cứ đẩy đi đẩy lại giữa huyện và xã dựa vào việc phân cấp quản lý cho tới khi UBND huyện Hoài Đức ban hành văn bản số 558/UBND – VP giao cho Trưởng công an huyện tổ chức lực lượng, phối hợp với UBND xã Đức Thượng điều tra, nắm bắt tình hình, làm rõ sự việc. Và mọi trách nhiệm đảm bảo an ninh, bảo vệ hiện trường, tìm phương án khắc phục nguyên trạng cấu kiện của đình Cựu Quán hoàn toàn thuộc về UBND xã Đức Thượng.

Sự việc xảy ra một lần nữa cho thấy lỗ hổng trong quản lý di tích hiện nay. Trước khi có văn bản về việc xếp hạng di tích, mọi di tích đều bình đẳng. Chùa làng nào làng đấy giữ, đình làng nào làng đó bảo vệ. Khi có sự phân biệt rạch ròi giữa di tích được xếp hạng và chưa được xếp hạng, sự phân biệt đối xử với di tích vì thế mà cũng rạch ròi theo.

Di tích được xếp hạng thì được bảo vệ, ngăn cấm mọi hành vi vi phạm. Còn những di tích chưa được xếp hạng, hàng ngày phải đối đầu với muôn vàn nguy cơ bị lấn chiếm, bị tàn phá, mà chính quyền dẫu có biết cũng không mấy khi can thiệp. Số phận của di tích chưa được xếp hạng vì thế mà bấp bênh, nó chỉ được nhắc tới khi dân sở tại - chủ thể văn hóa tự giác đứng ra bảo vệ, tôn tạo. Câu hỏi một lần nữa được đặt ra: Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ di tích chưa được xếp hạng?

                                                                                          Theo: vietnamnet

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

31
Đang xem:
72.663.026
Tổng truy cập: