TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Hàng thủ công mỹ nghệ: Mất dần lợi thế
(Ngày đăng: 02/05/2012   Lượt xem: 693)

Hiện nay, nhiều làng nghề, nhiều doanh nghiệp vẫn tự hào về truyền thống lâu đời, về tay nghề, tính nghệ thuật, sự độc đáo, ý nghĩa văn hoá của sản phẩm, các thiết kế sản phẩm mang tính độc nhất và của riêng làng nghề mình, doanh nghiệp mình. Trong khi đó, khả năng ứng dụng và tính thương mại của sản phẩm chưa được chú ý nhiều. Nếu chỉ đề cao tính nghệ thuật, sự đơn chiếc của sản phẩm thì đó chỉ là những mặt hàng lưu niệm đơn thuần, đối tượng mua hàng đa phần chỉ là những người khách du lịch. Loại hàng này hầu như không có cơ hội nhận được những đơn hàng lớn.


Một ví dụ cụ thể, đó là trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam rất được ưa chuộng ở thị trường Nhật Bản do sự mới lạ và giá rẻ nhưng gần đây, sức hấp dẫn đó đã bị giảm nhiều mà nguyên nhân chính là nhiều mẫu mã đã không có sự thay đổi trong suốt thời gian dài.

Một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế hàng hóa của Nhật Bản cho rằng, chất lượng sản phẩm của Việt Nam ngày càng tốt hơn nhưng mẫu mã các sản phẩm xuất đi Nhật Bản thì hầu như chưa có tiến bộ. Theo ông, để khắc phục tình trạng này cần phải ngay lập tức cải tiến mẫu mã sản phẩm.

Một khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam yếu nhất ở hai khâu thông tin thị trường và kiểu dáng mẫu mã.

Việc sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu nước ngoài thường đem lại giá trị rất thấp. Anh Nguyễn Văn Bền, chủ một doanh nghiệp mây tre đan ở xã Phú Nghĩa cho một ví dụ: Đối với sản phẩm làn đựng quần áo loại lớn, khi hoàn thiện đến công đoạn đóng vào container, công ty anh được trả gần 300 nghìn đồng cho mỗi sản phẩm, tính ra xấp xỉ 15 USD. Trong khi đó, giá bán ở nước ngoài trung bình là 120- 150 USD. Hay mặt hàng khay đựng bằng mây tre đan, doanh nghiệp Việt Nam chỉ bán được 24 nghìn đồng, trong khi giá bán đến tay người tiêu dùng là 10 bảng Anh. Doanh nghiệp nước ngoài chỉ việc nhập hàng về phân phối, còn doanh nghiệp Việt Nam phải lo hoàn thiện tất cả các khâu, thậm chí phải dán sẵn đến cả chiếc tem ghi giá bán…

Hàng thủ công mỹ nghệ là một thế mạnh của Việt Nam, đem lại giá trị xuất khẩu cao. Hầu hết những mặt hàng này được sản xuất tại các hộ, các làng nghề nên giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên, giá cả thấp không phải là tất cả, bởi khi mà thị trường ngày càng bão hoà với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì sản phẩm có giá rẻ là chưa đủ để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Những khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.

Ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, gốm sứ nói riêng và hàng thủ công của nước ta nói chung đang có những hạn chế đó là quy mô nhỏ lẻ, phân tán; mẫu mã đơn điệu, chậm được cải tiến; công nghệ chậm đổi mới… sức cạnh tranh của sản phẩm còn quá yếu, kể cả mẫu mã, giá cả, thương hiệu, đến sản xuất, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường. Theo ông Tuấn, khâu cải tiến mẫu mã chính là một khâu tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất nhưng đáng tiếc, đây lại là khâu chậm đổi mới của nhiều làng nghề hiện nay.

(congluan)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

152
Đang xem:
73.186.979
Tổng truy cập: