PHỤ NỮ & NGƯỜI KHIẾM KHUYẾT VỚI LÀNG NGHỀ
(29-33)- Nữ nghệ nhân trẻ đau đáu giữ nghề làm hương truyền thống
(Ngày đăng: 01/04/2023   Lượt xem: 157)

Chị Nguyễn Thu Phương thực hiện công đoạn đóng gói sản phẩm

Chị Nguyễn Thu Phương (35 tuổi, được phong Nghệ nhân làng nghề năm 2022), trú tại thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, là một người trẻ nhưng luôn đau đáu phát triển nghề làm hương truyền thống của gia đình.

Giữ gìn giá trị nghề truyền thống

Chị Phương sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình có truyền thống làm tăm hương gần 40 năm ở xã Quảng Phú Cầu.

Công việc làm hương, tăm hương đã như ngấm vào máu nên mới 7-8 tuổi, Phương đã thành thạo các công đoạn để làm hương, tăm hương. Không chỉ có tình yêu với nghề truyền thống của gia đình, chị cũng ý thức được rằng, nghề này đem lại cho anh chị em cuộc sống không thiếu thốn, được học hành đàng hoàng...

Năm 2010, chị Phương thành lập Cơ sở sản xuất Từ Bi Hương ở nhà chồng (thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Hà Nội). Lúc mới thành lập cơ sở, công việc cũng như lo đầu ra cho sản phẩm, chị và chồng phải cùng nhau đi mời khách, tuyển thêm đại lý và quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.

"Lúc mới đi vào hoạt động, cơ sở cũng gặp nhiều khó khăn như kinh nghiệm quản lý; ngoài ra tiền vốn cũng là một vấn đề với người bắt đầu khởi nghiệp như chúng tôi", chị Phương tâm sự.
8X giữ nghề làm hương truyền thống của cha ông - Ảnh 1.

Sản phẩm hương của Cơ sở sản xuất Từ Bi Hương

Chị ý thức được việc mình đang hướng tới ngoài kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, còn trách nhiệm giữ gìn và phát triển nghề làm hương truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm.

Do đó, chị luôn cố gắng chăm chút, tìm ra các nguyên liệu để làm mới sản phẩm của mình nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi của nó.

Cũng theo chị Phương, với công đoạn làm bột hương, nguyên liệu chính được sử dụng là hỗn hợp bột quế, trấu và mùn cưa, nay còn sử dụng thêm cả trám, nụ trầm, bồ kết để đem lại những mùi hương mới lạ cho sản phẩm. Khi đã chọn được nguyên liệu phù hợp sẽ đem đi nghiền, trộn thành hỗn hợp bột mịn, sau đó pha với nước và cho vào máy để bắt đầu quy trình làm bột hương.

Đối với chân hương, người dân Quảng Phú Cầu chủ yếu sản xuất từ cây vầu. Những thanh vầu được mua về từ các vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…; được tập kết lại và đem đi làm khô bằng cách cho vào lò sấy hoặc phơi nắng 4 - 7 ngày. Sau khi vầu được phơi khô sẽ đưa vào hệ thống máy chẻ tự động để làm tăm. 
8X giữ nghề làm hương truyền thống của cha ông - Ảnh 2.

Sản phẩm nụ quế

Với những que tăm chất lượng thì sẽ đem đi để nhuộm màu làm thành chân hương và phơi khô. Còn những que kém chất lượng sẽ được tái chế để dùng cho những công đoạn khác.

"Để làm ra được một nén hương đạt tiêu chuẩn sẽ bao gồm nhiều công đoạn như làm bột hương, chân hương và xe hương. Với mỗi công đoạn cần những nguyên liệu và phương pháp làm khác nhau, sao cho với mỗi sản phẩm khi hoàn thành đều phải hoàn hảo nhất", chị Phương chia sẻ.

Áp dụng công nghệ 4.0

Hiện tại, Cơ sở sản xuất Từ Bi Hương của nghệ nhân Nguyễn Thu Phương có diện tích hơn 500m2, với 5 người làm trực tiếp tại xưởng với ngày công hơn 200 ngàn đồng/ngày. 20 người được chị Phương tạo điều kiện mang sản phẩm về nhà làm, chủ yếu là lao động nữ và người cao tuổi trong thôn. Xưởng sản xuất nhiều loại như: Hương trầm, hương quế, hương bài, nụ trầm, hương trám, hương bồ kết, hương vòng hương thuốc Bắc, hương sào...
8X giữ nghề làm hương truyền thống của cha ông - Ảnh 3.

Hương quế Từ bi hương được chứng nhận sản phẩm OCOP

"Đến thời điểm này, Cơ sở sản xuất Từ Bi Hương của gia đình tôi có 8 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP", chị Phương tự hào khoe với chúng tôi về chất lượng sản phẩm mà cơ sở của mình làm ra.

Theo chị Phương, những năm gần đây, các sản phẩm hương đen hay chân nhang của vùng được xuất sang các nước như Ấn Độ, Malaysia và một số nước Đông Nam Á...

"Trước đây, xưởng làm hương của gia đình có xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, nên thuê thêm nhiều công nhân, người làm, tuy nhiên thị trường này cũng không được ổn định, cầm chừng lúc có lúc không nên bây giờ chúng tôi chủ yếu sản xuất hàng bán trong nước", chị Phương cho biết.

Theo xu thế hiện nay, thời đại công nghệ 4.0, để đa dạng hóa thị trường và mở rộng thị trường trong nước cũng như nước ngoài, chị Phương đã áp dụng công nghệ vào việc kinh doanh của gia đình nhằm đưa sản phẩm tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

"Sản phẩm hương của Cơ sở sản xuất Từ Bi Hương đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử. Chúng tôi phải làm ra sản phẩm tốt, giữ uy tín và giữ khách hàng. Bên cạnh đó, tôi mong muốn sau này con cái sẽ nối nghiệp để phát triển thương hiệu của gia đình rộng khắp, bền vững", chị Phương cho biết.

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) vốn được biết đến là làng nghề có truyền thống hơn 100 năm. Đây là nơi cung cấp nguồn hương lớn cho khu vực phía Bắc. Ban đầu, nghề làm hương tập trung chủ yếu ở thôn Phú Lương Thượng với mô hình nhỏ lẻ. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây, khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, sản phẩm được xuất khẩu, nghề này đã phát triển mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của hàng nghìn lao động khắp 6 thôn trong xã Quảng Phú Cầu.
                                        Theo:  phunuvietnam.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.462.096
Tổng truy cập: