PHỤ NỮ & NGƯỜI KHIẾM KHUYẾT VỚI LÀNG NGHỀ
Đại sứ thổ cẩm Hoa Tiến
(Ngày đăng: 14/09/2017   Lượt xem: 422)
Sầm Thị Tình định vị ngôi làng Hoa Tiến nằm về hướng tây, bên con sông Hiếu và cánh đồng Tà Chum, cách Vinh khoảng 160km, qua một ngôi làng của người H’mông là tới đất Lào. Từ đây cô mang hàng tới Vinh, tới Hà Nội khi theo chồng, lại đi tiếp tới TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… để tiếp tục công việc chinh phục người mua thổ cẩm Hoa Tiến, như đã làm khá thành công với người Nhật, Hàn Quốc, châu Âu…

Hoa Tiến là vùng đất cổ thuộc vành đai văn hoá Phủ Quỳ, Tình mang nền văn hoá đó đi khắp nơi theo hành trình khởi nghiệp của mình. Sau lưng cô là hàng trăm người đang bảo tồn nghề dệt thổ cẩm và trên cả trăm người chuyên trồng dâu nuôi tằm, để duy trì nghề truyền thống ở hợp tác xã (HTX) làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến. Mẹ Tình là chủ nhiệm HTX  này, từng một mình nuôi ba con thơ bằng nghề truyền thống khi trở thành goá phụ ở tuổi 25. Là người hàm ơn nghề truyền thống, Tình lớn lên với nguyện ước đáp nghĩa.

 dai su tho cam hoa tien hinh anh 1

Sầm Thị Tình mang một khát vọng làm đại sứ cho văn hóa thông qua thổ cẩm và hoa văn đậm đà văn hóa bản địa. Ảnh: H.L.

Ngỡ ngàng trước thái độ của khách nội

May mắn của Tình là sinh ra ở một làng nghề có bề dày trăm năm, tinh xảo không kém bất kỳ làng nghề nổi tiếng nào khác. Nhưng đôi khi Tình cũng va chạm sự bất hạnh. Lần đầu đưa hàng ra phiên chợ tại Cần Thơ, Tình mặc trang phục dân tộc, kiên nhẫn giới thiệu thổ cẩm Hoa Tiến; một vị khách ra vẻ nhà giàu, bẳn gắt nói: “Thôi thôi có hiểu gì đâu mà giới thiệu, đừng mất công…”

Tình ứa nước mắt khi kể lại chuyện này. “Không sợ mất công giới thiệu mà cảm thấy ngỡ ngàng, vì cũng mới đây thôi, một người Hàn Quốc nhìn đôi giày thêu, nghe hết câu chuyện Hoa Tiến, Phủ Quỳ, ướm thử. Có thể tặng một đôi làm quà, không cần bán cũng được, nhưng điều làm Tình không thể cầm nước mắt là vì sao khách từ Hàn Quốc lại lắng nghe câu chuyện làng nghề, muốn hiểu văn hoá dân tộc, trong khi người trong một nước lại gạt ngang một cách phũ phàng! Vì cái gì mà Vương quốc Bỉ sẵn sàng tài trợ dự án “Phát triển nông thôn đa lĩnh vực” ở Quỳ Châu, để làng nghề tạo ra 22.000m2 thổ cẩm (năm 2015)?

Con gái ở Hoa Tiến (Quỳ Châu) đều được dạy nghề từ 9 – 10 tuổi, may – thêu thùa trở thành thước đo “tích điểm” trước khi nhập cuộc cạnh tranh sinh tồn. Sầm Thị Tình học nghề kỹ thuật truyền hình, nhưng điều vi diệu nào đó từ nguyện ước đáp nghĩa và cách truyền nghề của người Thái, những sắc màu, hoạ tiết, hoa văn cứ như thấm vô máu tự bao giờ. Những người theo đuổi nghề luôn luôn cũng sành sỏi kỹ thuật dệt – thêu kết hoa văn trên khung (khuýt); dệt thảm mạn (hứa hấu), dệt i kat (cạt mí), dệt chữ nhân, cài hoa văn bằng các sợi màu được chọn lọc tinh tế, đan trực tiếp trên khung dệt. Sức sáng tạo không chỉ từ kỹ thuật dệt, đan kết mà còn tạo ra nhiều mẫu hoa văn, hình tượng voi, rồng, hoa lá, cây cỏ...

Người ta nói nét tinh tế của con gái Hoa Tiến ẩn ý khi tự tay làm nên những chiếc khăn Piêu, váy, bộ chăn, drap, gối... tính cách, suy nghĩ, nỗi lòng hiện rõ trong cách chọn hình tượng, phối màu. Tới khi đưa sản phẩm ra thị trường, Tình hiểu thách thức mới luôn đòi hỏi cái có sẵn. Hành trình diệu vợi, Tình lân la vào các bản làng, xóm ấp học hỏi từ người Lào, người H’mông, người Dao, Ê Đê, người Chăm, Khmer… để rút ra những nét riêng của làng nghề, thế mạnh của từng dòngsản phẩm và nghĩ ra cách làm khác biệt.

Sức bền chịu đựng

Điều hành HTX, nhưng mẹ chỉ làm ra sản phẩm, bán tại chỗ cho du khách, Tình vừa tự nhận trọng trách tìm cách đưa sản phẩm với những giá trị tầng sâu văn hoá từ làng Thái cổ, tới những nơi đô hội, vừa tìm cách đưa khách về bản làng của mình.

Liệu du khách sẽ tới nữa nếu lần nào cũng vậy? Cũng những sản phẩm quá quen, đã mua rồi!? Tình học cách dệt, thêu hoa văn, tạo mẫu trên những đôi giày, khăn choàng, túi xách… khai thác nhiều chất liệu khác nhau, sánh vai với tơ tằm. Đó là không gian vô hạn của sáng tạo, chắp cánh cho Tình bay xa hơn, nhưng hành trình đó không thể ngừng nghỉ, đôi cánh đó không được mỏi giữa chừng.

Lớp trẻ học xong, bỏ nghề, bỏ làng đi tìm việc ở thành thị, các công ty để có thu nhập nhiều hơn là thực tế hiển hiện, riêng Tình vẫn kiên nhẫn tổ chức những cuộc hội thảo, làm trang web cá nhân dạy học thêu và tìm kiếm cơ hội gặp gỡ khách hàng. “Bản thân Tình cũng muốn có thu nhập nhiều hơn, cũng phải sống, phải ăn, phải làm ra tiền... Nhưng lớp khởi nghiệp từ bản làng này hiểu câu nói mà cô đã nhận được từ những lớp học: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng nhau đi”. Tình chọn cách làm mới sản phẩm từ nền văn hoá bản địa của người Thái để tìm đầu ra ổn định bản làng của mình. Bài toán hiện thời của Tình là tự làm mới sản phẩm, đo lường dung lượng thị trường để tránh hàng tồn. 

Sức tiêu thụ sản phẩm tăng thì làng nghề mới có thu nhập, còn biết bao nhiêu người cần tìm đầu ra sản phẩm! Tình biết khi tìm đầu ra cho làng nghề là tự chọn cái khó tới mất ăn mất ngủ, nhưng vì tâm nguyện đáp nghĩa với làng nghề, nên ngay khi gặp cách ứng xử phũ phàng, Tình gạt nước mắt, nói: “Em có thể chịu đựng được”.

                                                                                            Theo: Thế Giới Tiếp Thị
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.466.845
Tổng truy cập: