MẪU MÃ & XU HƯỚNG (TREND) - ỨNG DỤNG
Thế hệ kế thừa tìm hướng đi mới cho thủ công mỹ nghệ
(Ngày đăng: 21/03/2018   Lượt xem: 709)

Dù kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) vẫn tăng đều qua các năm, song giá trị gia tăng của ngành thu lại không lớn. Một trong những nguyên nhân, hàng TCMN Việt Nam luôn bị đánh giá là chưa có dấu ấn riêng, kém cạnh tranh về thiết kế so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines..., vì vậy mà giá bán và lợi nhuận thu về thấp, không đủ nguồn lực để tái đầu tư phát triển.

Khi các sản phẩm TCMN Việt đang dần mất đi lợi thế xuất khẩu, lợi nhuận không đủ để tái đầu tư phát triển thì trong tương lai các làng nghề thủ công có nguy cơ bị mất đi, những người thợ sẽ chuyển hướng làm công nhân tại các nhà máy sản xuất của nước ngoài tại địa phương.

"TCMN Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên lại đang đi vào lối mòn là gia công và giá rẻ, vì vậy trách nhiệm của người trẻ, thế hệ kế thừa là phải thay đổi cách làm kinh doanh, tìm hướng đi mới để khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ", chị Trần Mai Hương, đồng sáng lập dự án Fiber chia sẻ.

Từ trái qua phải: Ngọc Uyên, Anh Đào và Mai Hương.

Fiber đang trong hành trình tìm kiếm lối đi mới cho sản phẩm TCMN truyền thống: gia tăng giá trị cho các sản phẩm bằng việc đầu tư vào thiết kế sản phẩm, đề cao các giá trị về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị làng nghề truyền thống.

1. Đầu tư vào thiết kế sản phẩm

Được hình thành từ những năm 1970, làng nghề Nga Sơn có những nghệ nhân và thợ lành nghề chuyên sản xuất các sản phẩm đan lát chất lượng cao được các khách hàng thế giới công nhận. Tuy nhiên vì hạn chế trong marketing và hình ảnh, các sản phẩm này đa số được làm thô sơ theo đơn hàng lớn và lợi nhuận rất thấp.

Bước đầu tiên, Fiber xây dựng lại hình ảnh cho các sản phẩm đan lát truyền thống. Từ những sản phẩm có sẵn tạo thành bộ sưu tập theo chủ đề, phong cách, sản xuất bộ ảnh, catalogue để làm công cụ chào hàng và marketing tới các thị trường.

Với tư duy kinh doanh hiện đại, Fiber đầu tư công sức nghiên cứu thị hiếu của khách hàng, cung cấp cái thị trường cần, chứ ko dừng ở việc cung cấp cái mình có như trước đây.

Bản thân nhóm sáng lập Fiber, đồng thời là người thiết kế, luôn cập nhật những xu hướng thiết kế trên thế giới, để tạo ra những mẫu sản phẩm không chỉ đẹp, mà còn tinh tế, đem đến những trải nghiệm thoải mái cho người dùng. Những sản phẩm được các khách hàng công nhận thể hiện gu thẩm mỹ, phong cách sống của người dùng.

Và thiết kế đã trở thành lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của Fiber, để giúp Fiber hướng đến phân khúc những khách hàng có gu thẩm mỹ, yêu cầu mẫu mã sản phẩm phải có phong cách, chất riêng.

Với hướng đi này, Fiber đã đem về cho làng nghề Nga Sơn hơn 27 khách hàng từ các nước phát triển, bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Hà Làn, Nhật Bản, cùng với số lượng đơn hàng ổn định tăng đều qua các năm.

2. Bảo tồn các giá trị làng nghề truyền thống

Giá trị làng nghề nằm ở giá trị xã hội mà các làng nghề đã tạo cho người dân địa phương. Việc đan lát  sản phẩm thủ công không chỉ tạo thêm nguồn thu nhập, mà còn đem lại sự tự tin, tiếng nói trong gia đình, động lực làm việc cho những người phụ nữ, nhất là tại những địa phương vẫn còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.

 

Với số lượng khách hàng và đơn hàng tăng đều, Fiber đã tạo việc làm cho hơn 25 nghệ nhân/thợ toàn thời gian và nguồn thu nhập ổn định cho 500 hộ gia đình ở Nga Sơn. Số lượng thợ và nguồn thu nhập của người dân tăng từ 30% chỉ sau một năm.

3. Đề cao các giá trị về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường

Bản thân tên gọi dự án: Fiber, có nghĩa là sợi tự nhiên, để nhấn mạnh vào giá trị môi trường, giá trị phát triển bền vững mà đội ngũ sáng lập luôn hướng tới.

Các sản phẩm từ cói góp phần thúc đẩy việc trồng cói, có tác dụng chống xâm mặn cho đất trồng trọt. Hay các cây bèo tây (lục bình), những cây dại tự mọc ở ao hồ, người dân phải vớt bỏ vì mọc quá nhiều, nay đã khai thác sử dụng làm nguyên liệu cho các sản phẩm thủ công, có giá trị xuất khẩu.

Điểm đáng chú ý khác, Fiber đã quyết tâm loại bỏ phần nhuộm màu, bởi vì nhận thấy rằng với công nghệ hiện tại sẽ không thể xử lý tốt nước thải từ nhuộm, và phải thải ra sông, là nguồn nước sinh hoạt của những dân trong làng.

Để làm được điều này không hề đơn giản, bởi vì Fiber phải thuyết phục những khách hàng về việc không thêm công đoạn nhuộm màu, và chấp nhận bỏ qua một số khách hàng không cùng giá trị. May mắn, tại thị trường các nước phát triển, các sản phẩm thân thiện với môi trường, mang giá trị phát triển bền vững đang là xu hướng được ưa chuộng.

Và các sản phẩm từ sợi tự nhiên cùa Fiber đã thành công trong việc truyền tải thông điệp về lối sống xanh và sự phát triển bền vững mà thế giới đang hướng tới. Điều này cũng góp phần giúp cho các sản phẩm từ sợi tự nhiên tăng lợi nhuận lên đến 270% chỉ trong vòng một năm sau khi triển khai dự án Fiber.

Từ câu chuyện của làng nghề Nga Sơn, của Fiber, có thể nhận thấy tương lai ngành TCMN Việt Nam phụ thuộc vào những thế hệ trẻ như Mai Hương, Ngọc Uyên và Anh Đào. Những con người dám phá bỏ lối mòn, biết cách cải tiến để tìm hướng đi mới và khai thác tiềm năng của những sản phẩm truyền thống.
                                                                                         
Theo:thesaigontimes.vn{C}{C}{C}{C}
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.456.134
Tổng truy cập: