MẪU MÃ & XU HƯỚNG (TREND) - ỨNG DỤNG
Lao động mất việc trong cách mạng 4.0: Thay đổi từ đâu?
(Ngày đăng: 12/12/2017   Lượt xem: 400)
Những ngành bị tác động đầu tiên bởi cách mạng công nghiệp 4.0 là các ngành thuần túy gia công chế biến, chế biến chỉ lắp ráp.

Từ từ len lỏi và thay thế

Theo báo cáo chi tiết về chủ đề Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì Việt Nam là nước chịu tác động rất mạnh mẽ bởi cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay còn được gọi là cách mạng 4.0. Báo cáo dự đoán, sẽ có 74% số lao động ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao, dễ bị thay thế do tự động hóa.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 11/12, TS. Dương Đình Giám - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết: "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tích cực cho phát triển khoa học công nghệ, nhưng cũng có tác động tiêu cực đến việc sử dụng nguồn nhân lực.

Theo một số khảo sát, gần 50% công việc tại Mỹ, Bắc Âu và Anh có thể bị thay thế do tự động hóa và người máy. Một số ngành nghề chịu tác động mạnh là dịch vụ giản đơn, bán hàng, quản trị, văn phòng, sản xuất, lắp đặt và giao thông vận tải.

Nhưng nó sẽ tác động mạnh mẽ đến các nước có trình độ nhân công thấp như Việt Nam, trong một quốc gia không phải tất cả các ngành đều có trình độ như nhau, nhưng sẽ chịu ảnh hưởng ở các ngành gia công nhiều, chịu sức lao động.


Trong cách mạng 4.0, ở một số lĩnh vực, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay

Thực tế, nhiều chuyên gia trong ngành dệt may đã từng đưa ra những lo ngại, vì sản phẩm dệt may chủ yếu là gia công, nhưng nhân lực chất lượng thấp.

Một khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam với công nhân ngành dệt may, giày da vào năm 2015 cho kết quả: 20% lao động không đủ sống, 31% phải chi tiêu tằn tiện, 41% vừa đủ trang trải và chỉ 8% có tích lũy.

Để thấy, những ngành bị tác động đầu tiên là các ngành thuần túy gia công chế biến, chế biến chỉ lắp ráp".

Bên cạnh đó, theo ông Giám, trình độ lao động đào tạo qua công nghiệp ở Việt Nam rất thấp, trên dưới 20% lao động công nghiệp được đào tạo bài bản, còn lại cơ bản là lao động thô sơ, thủ công, nghĩa còn khoảng gần 80% ít được đào tạo, trong số đó có các nghệ nhân họ tự tích lũy, loại trừ đi thì khoảng hơn 70% lao động bị ảnh hưởng bởi máy móc.

"Từ trước đến nay tự động hóa cứ thâm nhập dần vào tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật không thành trào lưu công nghiệp lớn nên tác động dần dần, ngay như ngành làm gạch ngày xưa trộn đất bằng tay, giờ cũng bằng máy, hay như nghề mộc, cưa xẻ bằng tay, giờ bằng máy.

Đó là cứ dần dần, lao động bị thay thế, không hình dung ra, không thành cuộc cách mạng lớn, nhưng tới đây nó thành trào lưu lớn thì tác động cùng một lúc, chứ không phải bây giờ mới ảnh hưởng, mà đã nhiều năm nay", ông Giám nhận định.

Trong khi đó, GS.TS Đặng Đình Đào - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ Việt Nam mà nước nào cũng ảnh hưởng.

Các ngành ảnh hưởng nhiều nhất chính là ngành đang sử dụng nhiều lao động thủ công, trong các cơ sở sản xuất. Ngành hiện nay đang nổi lên là các ngành dịch vụ logistics, vấn đề kho bãi, giao nhận, vận hành, khai thác các kho cảng đều tự động hóa.

"Thời gian trước mắt 5 năm tới, với sự tác động chưa rõ ràng, cách mạng 4.0 có thể tác động mạnh khi nào nền kinh tế cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, tích hợp các yếu tố ứng dụng hiệu quả nhất công nghệ thông tin.

Ngay cả bây giờ xây dựng dịch vụ công nghệ thông minh, trong bối cảnh các thành phố hiện nay của Việt Nam việc xây dựng chỉ là một phần, còn tình huống thực sự thông minh như các nước có nền kinh tế phát triển thì chúng ta cần thời gian.

Đây là điều kiện cần và đủ để phát triển nền kinh tế trí thức, thành phố thông minh, áp dụng rộng rãi tự động hóa trong sản xuất kinh doanh cần chuẩn bị tích cực hơn, còn tác động ngay trong một vài năm tới thì chưa thể.

Cho nên các ngành ảnh hưởng lớn nhất chính là ngành dịch vụ, có dịch vụ logistics, ngành kinh tế mũi nhọn của một số địa phương từ Đà Nẵng, Vùng Tàu.

Và thực tế, hiện nay đã có một số ngành như dệt may, lắp ráp ô tô, một số khâu của bảo quản hàng hóa, giao nhận hàng hóa đã được thay bằng máy móc", ông Đào cho hay.

Thay đổi từ khâu đào tạo lao động

Đưa ra các biện pháp đối phó, GS Đào chỉ rõ: "Tác động của cách mạng 4.0 là rõ ràng, nên các doanh nghiệp, địa phương, các ngành phải nhận thức để chuẩn bị một cách chủ động, cụ thể là nguồn nhân lực cần đào tạo, tính đếm kỹ lưỡng.

Hệ thống chính sách cũng phải tính toán sao cho quản lý rõ ràng, khi đất nước tự động hóa. Đồng thời, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có kết hoạch chiến lược, làm sao sớm ứng dụng những thành tựu cuộc cách mạng 4.0 vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp, cơ sở đào tạo ứng dụng không được bao nhiêu, số lượng sinh viên ra, sinh viên vào, nguồn thu tăng giảm cũng phải minh bạch, để thấy được hoạt động của các đơn vị, còn nhiều hạn chế".

Trong khi đó, TS Dương Đình Giám thì lại cho rằng, để phát huy được sự sáng tạo của mỗi lao động, không còn cách nào khác là phải cải cách, thay đổi ngay từ khâu đào tạo.

Nếu không sớm đưa ra các giải pháp thì Việt Nam không chỉ trở lên tụt hậu mà còn phải đối mặt với gánh nặng chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho hàng chục nghìn lao động trước nguy cơ thất nghiệp.

Các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, lộ trình cụ thể và phù hợp để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng 4.0.

                                                                                              Theo: baodatviet.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.463.050
Tổng truy cập: