CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
(19)- Phú Thọ tạo chỗ đứng, nâng tầm cho sản phẩm OCOP
(Ngày đăng: 14/04/2021   Lượt xem: 324)

Sau 2 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Phú Thọ đã có hàng chục sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ được công nhận và cấp sao.
Chương trình OCOP đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhiều sản phẩm đã dần đứng vững trên thị trường.
Chú thích ảnh

 
Sản phẩm chè của Hợp tác xã Phú Thịnh đạt chất lượng sản phẩm Ocop 3 sao năm 2020. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Tạo chỗ đứng trên thị trường

Từ một món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn, đến nay thịt chua Thanh Sơn đã trở thành đặc sản mang hương vị riêng của đất Tổ, được đông đảo người tiêu dùng trong nước biết đến. Bà Hà Thị Ngọc Điệp - Phó Giám đốc Hợp tác xã thịt chua Thanh Sơn cho biết, năm 2020  sản phẩm thịt chua Thanh Sơn được chứng nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh, đạt chất lượng 3 sao đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện sản phẩm được giới thiệu tại nhiều siêu thị lớn trong tỉnh như Vinmart, Coopmat, BigC và cung ứng ra 25 thị trường trong nước. Chỉ riêng dịp Tết Nguyên đán 2021, Hợp tác xã thịt chua Thanh Sơn đã sản xuất khoảng 20.000 sản phẩm để phục vụ thị trường.

Sau khi đạt chứng nhận OCOP với chất lượng 3 sao, sản phẩm chè Đinh và chè Nhài của Công ty TNHH Chè Hoài Trung, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba đã có dấu mốc quan trọng, giúp nâng cao uy tín trên thị trường. Bà Bùi Thị Mão - Giám đốc Công ty TNHH Chè Hoài Trung cho biết, chương trình OCOP đã mang lại những giá trị tích cực góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm. Hiện sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Trung Đông… Để giữ vững thị trường, thời gian tới, công ty tiếp tục đầu tư công nghệ, máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Với chất lượng 4 sao, mì gạo Hùng Lô của Hợp tác xã mỳ gạo Hùng Lô, thành phố Việt Trì ngày càng được người tiêu dùng tin dùng, có chỗ đứng trên thị trường cả nước. Sau hơn một năm đạt chứng nhận OCOP, mỗi tháng Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ từ 40 - 45 tấn sản phẩm, tăng từ 10-15 tấn so với những năm trước.

Nhiều doanh nghiệp, siêu thị lớn như Công ty thiên nhiên xanh Việt Nam, Công ty Golden scorpio, Công ty TNHH nông nghiệp Phú Nam, Siêu thị Mường Thanh... đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Mới đây, hợp tác xã đã liên kết xây dựng được đầu mối bán buôn ở 8 tỉnh thành trong cả nước như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Nội, Nghệ An, Cà Mau... 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, năm đầu triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh Phú Thọ đã có 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh; trong đó, 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 20 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Các sản phẩm OCOP đều được hoàn thiện tiêu chuẩn chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu tập thể, đăng ký mã QR..., tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, xác lập chỗ đứng trên thị trường.

Ông Trần Tú Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, Phú Thọ là tỉnh có nhiều cây, con, sản phẩm nông, lâm, thủy sản phong phú mang tính đặc trưng, đặc sản với nhiều lợi thế để triển khai chương trình OCOP mang bản sắc riêng. Tiêu biểu như bưởi Đoan Hùng, chè xanh, chuối phấn vàng, hồng không hạt Hạc Trì, hồng không hạt Gia Thanh, gạo nếp Gà Gáy Mỹ Lung, khoai tầng vàng, cá sông Đà, gà nhiều cựa,...

Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc bởi hiện nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phần lớn quy mô hộ nhỏ lẻ, số lượng hàng hóa ít, chưa tạo được nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình OCOP của một số huyện chưa có kinh nghiệm; kiến thức về chương trình còn hạn chế, dẫn đến lúng túng trong hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia.

Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp xã chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của Chương trình OCOP với phát triển kinh tế của địa phương, còn đứng ngoài cuộc trong triển khai thực hiện chương trình. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác, hộ kinh doanh mới tiếp cận với nội dung triển khai của chương trình nên hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, xúc tiến thương mại chưa có chiến lược, giải pháp cụ thể nên chưa tạo được thương hiệu và đầu ra ổn định cho hàng hoá nông lâm sản của tỉnh...

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa xác định được lợi ích trong việc tham gia chương trình nên chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm khiến chất lượng nhiều loại sản phẩm chưa cao, không đồng đều; mẫu mã bao bì, kiểu dáng còn sơ sài, thiếu tính thương mại; số lượng sản phẩm đăng ký tham gia nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, bảo hộ nhãn hiệu còn ít...

                                           Theo:  baotintuc.vn
Xem thêm:

>> Định hướng phát triển các làng nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến năm 2020
 
 
Định hướng phát triển các làng nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến năm 2020
 
http://langnghevietnam.vn/?go=New&page=d&igid=563&iid=2199
 
 
Định hướng phát triển các làng nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến năm 2020
 
http://langnghevietnam.vn/?go=New&page=d&igid=563&iid=2199
 
 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.462.774
Tổng truy cập: