CÔNG NGHỆ - SÁNG TẠO - sản phẩm đạt OCOP
Máy vét bùn "ra"... tiền của “Hai Lúa” miền Tây, mới học hết lớp 2
(Ngày đăng: 21/10/2014   Lượt xem: 503)
Là nông dân chính gốc miền Tây, mới học hết lớp hai trường làng nhưng ông Cao Văn Tám (sinh năm 1962, cư ngụ ấp Đông Hiển, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ) đam mê sáng chế các loại máy nông nghiệp đến mất ăn mất ngủ.

Đam mê sáng tạo

Ông Tám cho biết gia đình ông chính gốc nông dân miền Tây, mấy đời đều làm ruộng. Lúc nhỏ vì cuộc sống khó khăn nên ông chỉ học hết lớp 2 trường làng rồi nghỉ học nên cũng chỉ biết đọc, biết viết và tính những con số đơn giản.

“Trước đây, mỗi khi vào đầu vụ, để làm đồng chuẩn bị gieo sạ rất vất vả, nhất là khâu vét bùn rãnh nước giữa ruộng để chủ động thoát nước ra vào. Vì trong các công đoạn làm đồng khâu vét bùn tạo rãnh nước giữa ruộng là cực rất nhiều lần so với các khâu khác nên dù có nhân công thì họ cũng ít chịu nhận làm” – ông Tám nói.

 Do đó, khi chuẩn bị vào mùa vụ là 2 vợ chồng ông hì hụt vét bùn mất cả tuần mới xong. Nhưng làm bằng tay, đường nước không thẳng, bùn hay bị đổ xuống nên nước thoát ra vào bị chặn lại, chảy rất yếu, không chủ động được thời gian. Có năm, vừa sạ lúa xong, mưa dầm, ông xả nước ra nhưng vì nước chảy chậm quá, mất gần hai hôm mới cạn nên lũ óc bươu vàng chén gần hết đợt lúa giống vừa gieo sạ xong. Ông phải mất gần chục triệu đồng mua lúa giống mới về sạ lại. Tức chí, ông chằn chọc nhiều đêm nằm suy nghĩ miết để tìm cách để khắc phục tình trạng trên.

                          Ông Cao Văn Tám (bìa trái) giới thiệu về sản phẩm sáng tạo của mình.

Đầu năm 2009, ông Tám nói ý tưởng của mình cho vợ con và anh em biết về việc cải tiến cái máy xới tay thành máy vét rãnh bùn giữa ruộng lúa.Vừa nghe xong mọi người cười ầm lên bảo ông khùng, đọc chữ còn chưa trôi, đòi chế tạo máy. Vợ ông thì phản đối kịch liệt bằng cách không đưa tiền cho ông làm kinh phí mua dụng cụ, anh, em của ông thì bảo không có tiền cho mượn. Tức chí, ông đi vay “nóng” bên ngoài 5 triệu đồng mua dụng cụ về chế tạo máy.

Vì là nông dân ít học, mọi công đoạn đều do ông tự nghĩ trong đầu rồi làm, không bản vẽ, thiết kế. Nghĩ ra món đồ cần làm, ông chạy ra chợ Long Xuyên (An Giang) mua món đó về ráp vào. Sau 3 tháng, chiếc máy vét rãnh bùn giữa ruộng của ông đã được chế tạo thành công.

Và ngay vụ hè thu năm đó, ông đưa chạy thí nghiệm trên ruộng nhà mình. Vì các thông số kỹ thuật chưa khớp nên công xuất máy rất hạn chế, máy chỉ chạy được 200m mỗi giờ, máy chạy hay tắt máy, hay gãy cánh quạt.

Sản phẩm “made in” nông dân

Tuy sản phẩm chưa hoàn chỉnh, nhưng tin ông chế tạo máy vét bùn rãnh nước giữa ruộng đã hấp dẫn nhiều nông dân trong vùng.

Cuối năm năm 2009, một hộ dân cùng xã đã đặt ông làm một chiếc máy. Ráp xong chiếc máy để bán đầu tiên, trừ chi phí ông còn lời 2 triệu đồng.

Từ đó, ông nãy ra ý tưởng, sản xuất bán để kiếm thêm thu nhập cho gia đình và đồng thời giúp cho bà con trong vùng đỡ vất vả trong khâu vét rãnh bùn giữa ruộng.

Tiếp tục năm 2011 và năm 2012 mỗi năm ông làm thêm hai máy để bán. Cuối năm 2011 địa phương vận động ông tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp thành phố và sản phẩm máy vét rãnh bùn giữa ruộng của ông đoạt giải Ba và được hỗ trợ kinh phí đăng ký bản quyền tác giả “Máy vét bùn rãnh nước giữa ruộng Cao Văn Tám”.

Đến năm 2012, sản phẩm của ông tiếp tục được TP.Cần Thơ chọn làm sản phẩm tiêu biểu triển lãm tại hội chợ triển lãm 10 năm thành tựu ĐBSCL. Tại cuộc triển lãm này mọi người biết đến ông nhiều hơn, đồng nghĩa máy vét rãnh bùn giữa ruộng lúa của ông Tám được nhiều người biết đến. Chính vì vậy từ cuối năm 2012 đến nay khách hàng ở các tỉnh lân cận trong vùng đã tìm đến ông mua máy.

Tổng cộng đến nay ông Tám đã làm và bán được 25 chiếc máy, mỗi chiếc trị giá 25-30 triệu đồng, thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Ông chia sẻ: “Cái khó nhất trong quá trình chế tạo là làm sao để đồng bộ được mũi khoang và tốc độ đi của máy. Vì nếu máy chạy nhanh mà mũi khoan hoạt động chậm thì sẽ không vét sạch bùn và ngược lại. Cuối cùng tôi cũng tìm ra nguyên lý phù hợp nhất để máy hoạt động hiệu quả như ngày hôm nay”.

Một ngày hoạt động máy có thể thay 24 lao động làm bằng tay. Giá thành thuê thấp hơn nhân công lao động gấp 15 lần (máy thuê 1.000 đồng/mét, lao động chân tay 15.000 đồng/m).

                                                                     Theo : danviet.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.457.677
Tổng truy cập: