DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
(65)- Vinh danh di sản văn hoá phi vật thể cho làng nghề bánh tráng hơn 100 tuổi
(Ngày đăng: 21/05/2023   Lượt xem: 108)

Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển với bao thăng trầm, nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng vẫn còn lưu giữ những giá trị truyền thống mang tính văn hóa sâu sắc.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng với Ủy ban Nhân dân quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ tổ chức Lễ công bố, trao, đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Nghề thủ công truyền thống Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng.

Theo Bảo tàng TP. Cần Thơ, phường Thuận Hưng có 4/4 khu vực của phường có người làm nghề bánh tráng, tập trung nhiều nhất là khu vực Tân An và Tân Phú. Tổng số có 58 hộ sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống thường xuyên liên tục với khoảng 250 người thực hành.

Ngoài ra, còn khoảng 30 lò truyền thống chờ đến dịp Tết mới sản xuất. Hiện tại, có 03 hộ đầu tư sản xuất tráng bánh bằng máy, trong đó có 1 lò tráng bánh nem vừa tráng và sấy khô bánh tự động. Hiện nay, đã có 2 sản phẩm bánh tráng Thuận Hưng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Ông Nguyễn Trung Nhân - UV BTV Thành ủy, Chủ tịch UB MTTQVN TP. Cần Thơ và ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trao quyết định, giấy chứng nhận cho đại diện UBND quận Thốt Nốt. 
Ông Nguyễn Trung Nhân - UV BTV Thành ủy, Chủ tịch UB MTTQVN TP. Cần Thơ và ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trao quyết định, giấy chứng nhận cho đại diện UBND quận Thốt Nốt. 

Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là một nghề thủ công truyền thống, hình thành từ giữa thế kỷ XIX và được trao truyền tiếp nối qua nhiều thế hệ. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển với bao thăng trầm, nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng vẫn còn lưu giữ những giá trị truyền thống mang tính văn hóa sâu sắc được kết tinh từ những thành quả lao động và sáng tạo của những người dân nơi đây, cho ra thị trường nhiều sản phẩm bánh tráng mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thuận Hưng.
Các đại biểu cắt băng khánh thành ra mắt cổng chào Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng. 
Các đại biểu cắt băng khánh thành ra mắt cổng chào Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng. 

Để làm nên những chiếc bánh tráng thơm ngon, phù hợp với nhu cầu sử dụng cua người dân địa phương và quanh vùng, người làm bánh tráng ở Thuận Hưng sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ để chế biến.

Trải qua thời gian, cho đến nay quy trình sản xuất của bánh tráng Thuận Hưng không có nhiều sự thay đổi, ngoại trừ người làm bánh tráng truyền thống có sử dụng thêm một số loại máy móc để hỗ trợ sức người như máy xay bột, máy nạo dừa, nhưng trong các khâu chính là pha bột, tráng bánh, phơi bánh đều bằng tay và sử dụng kinh nghiệm của người thợ để làm ra chiếc bánh phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
 

Sản phẩm chủ yếu của các lò thủ công truyền thống là bánh tráng nhúng, bánh tráng ngọt và bánh tráng dừa. Ngoài ra, ở địa phương, một số người còn kết hợp một số nguyên liệu phổ biến như ớt, ruốc để chế biến món bánh tráng ruốc. Loại bánh được tráng dày hơn, khi sử dụng thì nướng hoặc chiên cho phồng, giòn, thơm ngon. Hoặc nếu như bánh tráng nem trước đây được làm từ các lò thủ công, nhưng hiện nay được sản xuất trên dây chuyền máy móc tương đối hiện đại vừa tráng và sấy, mỗi ngày sản xuất khoảng 1 tấn bánh tráng thành phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của thị trường.
 

Phát biểu tại buổi lễ, bà Lê Thị Thúy Hằng – Phó Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt cho biết, nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng là một nghề thủ công truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 trăm năm, được bao thế hệ trao truyền tiếp nối.

Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển với bao thăng trầm nhưng nghề làm bánh tráng vẫn được lưu giữ những giá trị truyền thống mang đậm nét văn hóa sâu sắc được kết tinh từ những thành quả lao động miệt mài sáng tạo của bà con Nhân dân khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng, để cho ra nhiều sản phẩm bánh tráng mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thuận Hưng.
Bà Lê Thị Thúy Hằng – Phó Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt phát biểu tại buổi lễ. 
Bà Lê Thị Thúy Hằng – Phó Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt phát biểu tại buổi lễ. 

Song song với thành quả lao động của người dân, chính quyền địa phương cũng đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành đoàn thể nâng cao nhận thức, từng bước duy trì và bảo tồn làng nghề như hỗ trợ bà con làng nghề được vay vốn sản xuất với số tiền 600 triệu đồng, hướng dẫn hộ dân tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và được công nhận sản phẩm Ocop 3 sao; gắn kết phát triển du lịch, tham quan, trải nghiệm làm bánh tại làng nghề.

Hoàn thiện bao bì sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sở hữu trí tuệ cho 01 hộ làng nghề; và hiện nay quận đang phối hợp Sở Khoa học công nghệ TP thực hiện nhiệm vụ khoa học xây dựng quản lý và phát triển thương hiệu Bánh tráng Thuận Hưng với kinh phí dự kiến 800 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn - Phó giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH quận Thốt Nốt trao bảng tượng trưng nhận tiền vay cho các gia đình Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng. 
Ông Nguyễn Ngọc Toàn - Phó giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH quận Thốt Nốt trao bảng tượng trưng nhận tiền vay cho các gia đình Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng. 

Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, đây là một di sản văn hóa vô cùng quý báu không chỉ của địa phương mà của cả dân tộc Việt Nam chúng ta. Để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản văn hoá này, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể và định hướng mang tính lâu dài, sự phối hợp tham mưu của các cơ quan, ban, ngành quận.
Các em học sinh tham quan Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng. 

Các em học sinh tham quan Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng. 

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, TP. Cần Thơ hiện có 38 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, 06 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Riêng quận Thốt Nốt chúng ta đã có 01 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, 05 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố và 01 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. 
Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. 
Ông Nguyễn Trung Nhân và ông Nguyễn Ngọc Hè trao đổi với người dân làng nghề. 
Ông Nguyễn Trung Nhân và ông Nguyễn Ngọc Hè trao đổi với người dân làng nghề. 

Đại diện các hộ dân làng nghề, bà Nguyễn Thị Thanh Cảnh - khu vực Tân Phú, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt chia sẻ, nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng là một nghề thủ công truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm, được bao thế hệ các gia đình tiếp nối nhau cùng làm. Quanh năm các bếp lò đều đỏ lửa cho ra lò những cái bánh tráng thơm ngon mang đậm giá trị văn hoá dân gian truyền thống góp phần tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của phường Thuận Hưng.

"Chúng tôi mong muốn Bánh tráng Thuận Hưng luôn có thị trường ổn định, để nghề làm bánh tráng nơi đây vẫn đang được duy trì và phát triển, tạo sinh kế cho người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương nói chung và việc gìn giữ nghề thủ công truyền thống nói riêng", bà Cảnh chia sẻ.

                                          Theo: giadinhonline.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.467.032
Tổng truy cập: