DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
(29)- Dấu ấn thời Hùng Vương phồn thịnh ở Hà Nội
(Ngày đăng: 07/08/2019   Lượt xem: 274)
Theo PGS-TS Tống Trung Tín, sự chuyển dời trung tâm đất nước từ Việt Trì - Bạch Hạc về Cổ Loa đã biến khu vực này thành trung tâm kinh tế phồn thịnh và đánh dấu chuyển dịch của người Việt cổ trong việc chinh phục đồng bằng châu thổ Bắc bộ.
 
Kỹ thuật đắp thành Cổ Loa rất được các nhà khảo cổ học nước ngoài quan tâm nghiên cứu	 /// Ảnh: Ngữ Thiên
Kỹ thuật đắp thành Cổ Loa rất được các nhà khảo cổ học nước ngoài quan tâm nghiên cứu
Ảnh: Ngữ Thiên
 
PGS-TS Tống Trung Tín có nhiều câu chuyện khảo cổ học để trình bày trong hội thảo “Phát huy giá trị văn hóa  thời đại Hùng Vương trên đất Thăng Long” sáng 6.8 tại Hà Nội. Ông nói nhiều đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn: “Từ việc nghiên cứu các di tích văn hóa Đông Sơn ở Hà Nội, có thể thấy Hà Nội trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển thời các vua Hùng, vua Thục”.

Nông nghiệp phát triển, bếp núc đa dạng

Ông Tín cho biết thời văn hóa Đông Sơn nông nghiệp đã đi vào thâm canh và là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu của xã hội. Miền đất Hà Nội thời kỳ đó về cơ bản đã được định hình gần như ngày nay. Dấu tích hàng loạt xương trâu bò tìm thấy ở Đồng Vông, Đình Tràng, gò Chùa Thông, theo các nhà cổ sinh học, đều là những con vật đã được thuần dưỡng. “Đó là chứng cứ của nền nông nghiệp dùng cày có sức kéo của trâu bò ở Hà Nội ngay từ thời đại đồng và sắt sớm”, ông Tín nói. Ông Tín còn nói về sự tồn tại phong phú của đồ gốm cỡ lớn và hàng vạn mảnh gốm ken dày trong tầng văn hóa, những thạp, thố, bình, chậu đồng… Chúng là những đồ đựng bằng đồng lớn phục vụ định cư lâu dài. Cũng thời kỳ này, trên mặt trống đồng Ngọc Hà , Cổ Loa 1 trang trí hình mặt trời nhiều tia, có người gọi là ngôi sao. Đó là hình ảnh về tín ngưỡng tôn giáo của cư dân nông nghiệp.
Chuyện bếp núc của cư dân thời Hùng Vương cũng rất đa dạng, theo phân tích của ông Tín. “Trong các đống rác bếp ở gò Chùa Thông, Đình Tràng đều tìm thấy xương chó nhà. Con vật này đã được thợ săn của thời đại đá thuần dưỡng, trở thành trợ thủ cho các phường săn. Tượng gà ở gò Chùa Thông cho thấy rõ sự có mặt của gà trong cuộc sống  hằng ngày của người Đông Sơn ở Hà Nội”, ông nói. Bên cạnh đó, các dấu tích hạt trám trong bếp ở Đình Tràng, Đường Mây còn cho thấy rừng ở sát đó. Đánh cá tuy ở hàng thứ yếu nhưng cũng góp vào nguồn thực phẩm.
Dấu ấn thời Hùng Vương phồn thịnh ở Hà Nội1

Mũi tên đồng Cổ Loa trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Ảnh: Ngọc Thắng
                                                      Theo: thanhnien.vn
 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.459.041
Tổng truy cập: