DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
KTS Lý Trực Dũng: Trùng tu di sản phải gắn với hiểu biết và tự hào lịch sử dân tộc
(Ngày đăng: 28/06/2019   Lượt xem: 266)

 

ảnh 1

KTS Lý Trực Dũng trao đổi tại Tọa đàm

+Thưa ông, đình Trần Đăng được đánh giá xuống cấp nghiêm trọng, các hạng mục gần như đã hư hỏng hoàn toàn, tại sao trong quá trình tu bổ, ông lại quyết định không hạ giải?

KTS Lý Trực Dũng: Lý giải cho quyết định này rất đơn giản. Thứ nhất là vì đình Trần Đăng là đình cổ, mang giá trị lịch sử 400 – 500 năm, chứa đựng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Thứ hai, tôi ít thấy công trình nào có nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đẹp và cực kỳ tinh tế như này. Những mảng nghệ thuật thể hiện trên đầu đao hay các con giống bằng gốm đen rồi gạch hoa chanh tuyệt đẹp như thế, khi hạ giải thì tôi chắc chắn một điều là không giữ được.

Ngay khi quyết định không hạ giải, các cụ trong làng cũng bảo chúng tôi rằng nếu không hạ giải thì chắc chắn không làm được. Thế nhưng hạ giải thì rất đơn giản nhưng giá trị văn hóa bị tổn thất nặng nề. Một mái đình có tuổi đời trăm năm thì khi hạ giải, làm mới sẽ giống như một ông cụ 80 tuổi mà quay về là "em bé mới sinh".

Với tư cách là một kiến trúc sư, tôi rất trân trọng và cảm thấy đau xót trước sự xuống cấp của ngôi đình Trần Đăng. Chính vì vậy, như có thể thì chúng tôi phải cố gắng giữ nhiều nhất những giá trị lịch sử, văn hóa chứa đựng trong từng hoa văn, mái ngói của ngôi đình. Trùng tu mà không phá vỡ công trình là nguyên tắc bất di bất dịch trong bảo tồn, đó cũng chính là nguyên tắc trùng tu ở trên thế giới.

+Khi quyết định không hạ giải, chắc chắn ông cũng như đội ngũ KTS của mình gặp nhiều khó khăn?

KTS Lý Trực Dũng: Trùng tu bất kỳ một di sản nào cũng đều gặp khó khăn. Ví dụ như vấn đề thời tiết, đặc biệt là thời tiết ở miền hay mức độ xuống cấp của công trình…

Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi gặp phải đó là về kinh tế và kỹ thuật. Khi xuống khảo sát thấy thực trạng của đình xuống cấp rất nghiêm trọng. Một cái hồi và câu đầu của đình đã mục và hư hỏng, dân làng phải xây cả một vòm bằng gạch để đỡ. Tất cả những dường rồi kè cũng bị mối mọt mục, người 

Các kỹ sư của chúng tôi với nhóm thợ cả đã bàn tính xem cách thức khi làm hệ thống giàn giáo ấy thì từng mối nối ấy phải rất cụ thể, khi tháo toàn bộ cột dưới thì không vấn đề gì rồi làm thế nào thay được các cột cái nứt hỏng mà không ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ ngôi đình.

Một điều may mắn chúng tôi có được khi thực hiện trùng tu đó là gặp người thợ cả giỏi nhóm thợ lành nghề. Bởi hiện nay, tìm được nhóm thợ có kỹ thuật tốt trong thực hiện trùng tu di sản, đặc biệt là công trình đình chùa thì khá là hiếm. Có rất nhiều người họ làm không phải vì tiền, có thể thu nhập thấp nhưng họ làm vì tôn trọng những công trình kiến trúc.

+Sau trùng tu, đình Trần Đăng giữ được cấu kiện nào so với ban đầu, thưa ông?

KTS Lý Trực Dũng: Chúng tôi nghĩ rằng đã giữ được nhiều nhất có thể. Ví dụ như cột cái với đường kính 50-60 cm, đỉnh và chân cột bị mục ruỗng hết, nếu không cố gắng gìn giữ thì tháo luôn, thay cột mới. Rất nhiều người nghĩ rằng nên bỏ đi nhưng chúng tôi quyết tâm giữ lại và sẵn sàng bỏ thêm tiền túi để trùng tu, giữ được hai cái cột đó.

Làm như thế vất vả, khó khăn hơn rất nhiều nhưng chúng ta nghĩ rằng công việc trùng tu phải gắn cố gắng gìn giữ những cái gì là nguyên bản. Chúng tôi cũng luôn gắn đạo đức làm nghề với đình, tôn trọng với ngôi đình. Đó mới đúng nghĩa là trùng tu di sản.

+Thưa ông, nguyên tắc trong việc bảo tồn, trùng tu di tích là gì?

KTS Lý Trực Dũng: Để công tác trùng tu mang đúng vai trò là gìn giữ những giá trị xưa thì chúng tôi bám sát vào các nguyên tắc khi thực hiện. Khi thực hiện, chúng tôi phải thống nhất bảo tồn tối đa di tích, bảo đảm được sự tồn tại của di tích. Do đó trong trùng tu cần phải bảo tồn tối đa thành phần nguyên gốc của di tích.

Hạn chế tối đa sự can thiệp làm thay đổi di tích. Mọi can thiệp cơ bản không làm thay đổi hiện trạng di tích, ưu tiên bảo quản gia trùng sau đó mới đến tu bổ, phục hồi và tôn tạo. Các phần thay thế phải được phân biệt với phần nguyên gốc, gây sự nhầm lẫn cho thế hệ sau.

Bảo tồn, trùng tu di tích là một khoa học liên quan đến vấn đề lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, không tương đồng với kiến trúc nhà cửa. Công tác trùng tu phải dựa trên những nghiên cứu, khảo cổ, phân tích đánh giá và lập hồ sơ đầy đủ trước khi can thiệp vào di tích. Khi bảo tồn, trùng tu thì ưu tiên sử dụng các vật liệu truyền thống với công trình cổ như này.

ảnh 2

+ Liên tục trong thời gian gần đây, có nhiều vụ tu bổ di tích cẩu thả và gây hậu quả nghiêm trọng, theo ý kiến cá nhân ông, trong thời gian tới, chúng ta cần có những biện pháp gì để công tác trùng tu di sản hiệu quả hơn?

KTS Lý Trực Dũng: Đây là một bài toán khó, không chỉ với một cá nhân nào mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Rõ ràng con người là trung tâm bảo vệ di sản. Với cộng đồng, họ phải đặt ra câu hỏi với thái độ nghiêm túc về giá trị di tích. Nếu không có lịch sử thì đất nước không có gì. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên tự hào về chính di sản của chúng ta.

Thế hệ trẻ của Việt Nam chúng ta rất thông minh và tiếp thu rất nhanh. Vì vậy, họ cần được giáo dục hiểu thế nào là di sản để tự hào về truyền thống, về lịch sử dân tộc mình. Chúng ta phải dần dần thay đổi và bình tĩnh nhìn nhận dưới góc độ văn hóa.

+Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Đình làng Trần Đăng thuộc xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Theo nhiều thư tịch cổ, đình được khởi dựng từ thời Trần, đến thời Lê được mở rộng, làm mới và xây thêm một số công trình, đình trải qua một lần trùng tu lớn vào đời Nguyễn. Vì vậy chi tiết trang trí, chạm trổ ở khắp nơi trong ngôi đình đều mang dấu ấn mỹ thuật của những thời kỳ này. Năm 1988, đình làng Trần Ðăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử. Gắn liền với di tích đình Trần Ðăng là lễ hội tưởng nhớ Tướng Cao Lỗ, diễn ra vào mồng 6 Tết Nguyên đá
Từ tháng 6-2009, Dự án bảo tồn, tu tạo và đào tạo của Ðức (GCREP) cùng kiến trúc sư Lý Trực Dũng bắt đầu tu tạo khu di tích. Ðình làng Trần Ðăng cũng là nơi các chuyên gia áp dụng những phương pháp mới trong bảo tồn.
                                                                      Theo: anninhthudo.vn
 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.458.472
Tổng truy cập: