DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Giữ Bùi Chu và cơ hội cho du lịch
(Ngày đăng: 06/05/2019   Lượt xem: 326)
 

Nhiều kiến trúc sư, nhà chuyên môn cho rằng, nên giữ lại nhà thờ Bùi Chu vì hiện trạng còn cứu chữa được, hơn thế công trình này có thể trở thành chất liệu tốt để làm du lịch.

Nhà thờ Bùi Chu là một trong số những địa điểm có thể thu hút khách của Nam Định           Ảnh: Minh Đức
 
Nhà thờ Bùi Chu là một trong số những địa điểm có thể thu hút khách của Nam Định Ảnh: Minh Đức

NGUY CƠ MẤT DI SẢN

Không cứ nhà thờ, mà loạt công trình như đình làng, đền chùa miếu mạo ở Việt Nam cũng rơi vào tình trạng sau trùng tu “đàng hoàng hơn, to lớn hơn”. Hiện tượng đáng lo ngại này được nhiều chuyên gia di sản, kiến trúc cảnh báo từ lâu. Trong quá trình trùng tu, xây mới việc thay đổi tỉ lệ kéo theo sự mất hài hoà, dẫn tới những thay đổi tiếp theo khá đáng ngại: Chùa lớn thì tượng phải to hơn, nhiều khi những pho tượng cổ hàng trăm tuổi cũng bị thay mới.

“Trong trường hợp nhà thờ Bùi Chu, tôi quan tâm tới mảng hoa sắt 135 năm. Phải nói đây là đồ án hoa sắt sớm nhất ở Việt Nam, sớm hơn nhiều công trình ở Hà Nội. Nếu trong quá trình tu sửa nhà thờ không tuân thủ nguyên tắc đảm bảo hình dạng cũ, những song sắt này không còn phù hợp và sẽ bị mất đi. Thêm nữa những đồ án trang trí sơn thếp là phần khá công phu ở các nhà thờ cũng khó được bảo lưu”, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế nói.

Tác giả của cuốn sách nghiên cứu Song xưa phố cũ và nhiều đề án trang trí, tu bổ mỹ thuật của các di tích như đền Vua Đinh vua Lê lo ngại rằng, khi thay mới kiến trúc nhà thờ không có gì đảm bảo giá trị mỹ thuật đạt tới trình độ cao còn được lưu giữ. Những mảng chạm khắc gỗ đạt trình độ rất cao tới nay khó làm lại được, còn nếu bắt chước được lại gặp sự nan giải khác-màu thời gian của di tích luôn bị mất đi qua các lần trùng tu. TS. Trần Hậu Yên Thế lấy ví dụ, nhà thờ Cửa Bắc thành công trong quá trình tu sửa, dù nó được vôi ve rực rỡ nhưng việc sử dụng vật liệu ban đầu, giữ nguyên kiến trúc.

Trong chuyến tới Hà Nam vừa rồi, người viết nhận thấy nhiều nhà thờ xây mới và quay trở lại kiến trúc tân cổ điển. Theo phân tích của TS. Trần Hậu Yên Thế, nhiều nhà thờ hiện nay quay về lối kiến trúc nặng nề của Thiên Chúa Giáo truyền thống. Trong khi đó Giáo hội luôn khuyến khích mỗi địa phương nên có công trình mang dấu ấn văn hoá riêng, không phải sao chép mẫu kiến trúc nào đó. Nhà thờ Cửa Bắc khác với nhà thờ Lớn ở chỗ kiến trúc của công trình Cửa Bắc mang yếu tố văn hoá Việt Nam trong đó.

CƠ HỘI CHO DU LỊCH

Trong khi nhiều nhà kiến trúc, di sản nhìn nhà thờ Bùi Chu dưới góc độ di sản cần bảo tồn, các nhà làm du lịch nhận ra ở đó tiềm năng du lịch. “Những nhà thờ, đình chùa luôn là chất liệu tốt cho du lịch. Nó có thể được công nhận di sản văn hoá hay không chưa hẳn là vấn đề, bởi tự công trình trở thành địa chỉ văn hoá hấp dẫn du khách.  Nhà thờ Bùi Chu sẽ là chất liệu văn hoá tốt, nên gắn với phát triển du lịch”, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc cty TransViet nói.

Nếu nhiều người Việt có tâm lý thích “to đùng ngã ngửa” thì người phương Tây thường quan tâm tới giá trị lịch sử, văn hoá trong mỗi công trình. Họ đặc biệt thích những trầm tích ở đó. Vì lẽ đó, ông Đạt đề xuất nên nghiên cứu để giữ gìn, bảo tồn một địa chỉ du lịch tốt như Bùi Chu nói riêng và nhiều công trình có giá trị kiến trúc và nghệ thuật khác.

“Tôi mong muốn mọi người giữ lại nhà thờ và tu sửa chứ đừng phá dỡ”, chị Bùi Thị Nhàn, Giám đốc Điều hành Ecohost nói. Đây cũng là đơn vị duy nhất khai thác tour đưa khách về Nam Định. Bùi Chu cũng là một trong số những điểm tham quan cho du khách lựa chọn. Không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc phong cách Baroque, nhà thờ Bùi Chu còn có vườn địa đàng và không gian học tập, trải nghiệm về Công giáo. “Từ khi có thông tin sắp tháo dỡ nhà thờ Bùi Chu, rất nhiều người đổ về đây tham quan”, chị Nhàn nói.

Không riêng Bùi Chu, Nam Định sở hữu hệ thống nhà thờ cổ khá đẹp. Kết nối các công trình này tạo thành tour du lịch không phải là điều quá khó tưởng tượng. Nam Định hơn thế còn sở hữu nhiều điểm đến hấp dẫn nhưng vẫn trong tình trạng “tiềm ẩn”. Có thể kể đến làng nghề truyền thống ươm tơ Cổ Chất, làng kèn đồng, nghề đan lưới, đi cà kheo, múa Sơn Quân, các công trình độc đáo như cầu lá, cầu Ngói. Ẩm thực Nam Định cũng có nét riêng, phong phú.

“Nam Định gần như chưa xúc tiến, quảng bá về tiềm năng du lịch. Trong khi đó, Nam Định có thể trở thành điểm kết nối với Hạ Long, Ninh Bình”, chị Nhàn khẳng định.

“Tôi mong muốn mọi người giữ lại nhà thờ và tu sửa chứ đừng phá dỡ”, chị Bùi Thị Nhàn, Giám đốc Điều hành Ecohost nói. Không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc phong cách Baroque, nhà thờ Bùi Chu còn có vườn địa đàng và không gian học tập, trải nghiệm về Công giáo. Từ khi có thông tin sắp tháo dỡ nhà thờ Bùi Chu, rất nhiều người đổ về đây tham quan.

“Trong trường hợp nhà thờ Bùi Chu, tôi quan tâm tới mảng hoa sắt 135 năm. Phải nói đây là đồ án hoa sắt sớm nhất ở Việt Nam, sớm hơn nhiều công trình ở Hà Nội. 
Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế

                                                                Theo: tienphong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.408.867
Tổng truy cập: