DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa thổ cẩm Đắk Nông
(Ngày đăng: 18/02/2019   Lượt xem: 612)
Đắk Nông không chỉ được biết đến bởi nằm trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, có hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, mà còn được biết đến bởi nghề dệt thổ cẩm gắn liền với đời sống thường nhật của các dân tộc thiểu số từ lâu đời. Mỗi sản phẩm thổ cẩm ở đây đều mang dấu ấn tâm hồn của người dệt và cả nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.

ivuc_19a
Dệt thổ cẩm là công việc thường xuyên của phụ nữ Đắk Nông lúc nông nhàn. Ảnh: Hà An

Tỉnh Đắk Nông có khoảng 40 dân tộc anh em sinh sống, nên sản phẩm thổ cẩm ở đây cũng rất đa dạng và phong phú về màu sắc, đường nét, giàu biểu tượng, biểu đạt các giá trị nhân văn và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi tộc người. Những tấm thổ cẩm được dệt với nhiều hoa văn, họa tiết thể hiện bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc và làm nên các trang phục đẹp, nhiều màu sắc.

Xưa kia, bà con sử dụng nguyên liệu dệt là sợi chỉ làm từ bông hoặc gai. Sợi chỉ được nhuộm màu từ các loại cây rừng. Ngày nay, chủ yếu các bà, các chị dệt bằng sợi len, nhưng hoa văn trên nền vải vẫn là chim muông, hoa lá, hạt giống, hoặc mô phỏng hoạt động của con người và các hiện tượng thiên nhiên.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều làng nghề dệt thổ cẩm được lưu giữ và phát triển như: Làng nghề dệt thổ cẩm tại các xã Đắk Nia, Đắk Sô, Quảng Khê... Các tấm vải thổ cẩm được dệt với nhiều họa tiết, hoa văn phong phú, thể hiện bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc tại vùng đất Tây Nguyên và nét văn hóa đặc sắc của con người nơi đây. Thổ cẩm đã tôn thêm nét đẹp, nét duyên cho các cô gái vùng cao.

Nói đến dệt thổ cẩm, không thể không nhắc đến nghề dệt thổ cẩm của dân tộc M’Nông với lịch sử lâu đời và những đặc trưng trong từng họa tiết, hoa văn của tấm vải thổ cẩm. Bất kỳ cô gái M’Nông nào khi lớn lên cũng được mẹ chỉ dạy dệt vải để có thể tự may cho mình những bộ váy áo tuyệt đẹp và may cho cả gia đình để sử dụng trong các dịp lễ hội đặc sắc hoặc các dịp cưới xin...

Theo truyền thống, đồng bào M’Nông thường chọn nền vải là màu đen, tượng trưng cho đất đai; màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm, sức mạnh siêu nhiên, khát vọng tình yêu; màu xanh tượng trưng cho màu của trời, sông núi; màu vàng tượng trưng cho sự hài hòa, mơ ước, khát vọng trong cuộc sống của con người Tây Nguyên. Chính điều đó đã làm nên giá trị riêng biệt và độc đáo của thổ cẩm của dân tộc M’Nông.

Các sản phẩm của ngành nghề thủ công này được phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày của người dân, đồng thời còn là những sản phẩm để phát triển nghề du lịch tại địa phương, phục vụ du khách trong và ngoài nước. Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng các dân tộc, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo việc làm trong thời gian rảnh rỗi cho người dân. 

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển và hội nhập mang tính toàn cầu, văn hóa thổ cẩm đã dần bị mai một. Do vậy, trong những năm qua, chính quyền tỉnh Đắk Nông cũng đã có những nỗ lực nhằm gìn giữ, phát triển văn hóa thổ cẩm bằng cách mở các lớp dạy dệt, giới thiệu, trưng bày triển lãm thổ cẩm, thương mại hóa các sản phẩm từ thổ cẩm... Bên cạnh đó, Đắk Nông cũng đang nỗ lực ứng dụng thổ cẩm vào thời trang hiện đại, qua đó tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con các dân tộc thiểu số.

em2u_19b
Du khách tìm hiểu sản phẩm thổ cẩm của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hà An

Nhằm góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng, mới đây, Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I được tổ chức tại tỉnh Đắk Nông, từ ngày 14 đến ngày 16-1, với sự tham dự của 17 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sản phẩm thổ cẩm được sáng tạo từ ngàn xưa trong quá trình lao động, ẩn chứa trong đó ngôn ngữ, thông điệp riêng, thể hiện bản sắc văn hóa, nét thẩm mỹ của từng dân tộc. Thổ cẩm không chỉ được dùng làm trang phục, mà còn là sản phẩm văn hóa tộc người, là quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan, là các giá trị về phong tục, tập quán.   

Trong tương lai không xa, những giải pháp cải tiến ứng dụng thổ cẩm vào thời trang hiện đại sẽ được áp dụng. Thông qua đó để thổ cẩm đến với thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế; góp phần làm cho di sản văn hóa dân tộc quý giá này được bảo tồn và phát triển.
                                                                            Theo: bienphong.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.467.247
Tổng truy cập: