DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Doanh nhân Việt kiều và tâm huyết bảo tồn cầu Long Biên
(Ngày đăng: 16/12/2018   Lượt xem: 365)
Gặp gỡ và trao đổi về “Tầm nhìn nào cho cây cầu Long Biên trong thế kỷ XXI” là sự kiện trang trọng và đầm ấm diễn ra tối 14/12, tại Hà Nội, với sự tham dự của Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, các đại biểu đại diện cho giới ngoại giao, giới kiến trúc Việt Nam và những kiến trúc sư nước ngoài tài ba, tâm huyết với nền văn hóa Việt Nam, cùng đông đảo đội ngũ phóng viên.

Cầu Long Biên được thiết kế bởi Gustave Eiffel và được hoàn thành bởi một công ty đến nay vẫn còn đang trong quá trình hoạt động, ban đầu mang tên là Paul Doumer.

Cây cầu như một chứng nhân lịch sử suốt thời gian hơn một thế kỉ của Hà Nội từ chìm trong bom đạn khói lửa cho tới khi được hòa bình, chứng kiến niềm vui và nỗi buồn của người dân Hà Nội, và đã trở thành một trong những biểu tượng trường tồn của Thủ đô. Dẫu bây giờ đã cũ và xuống cấp, cầu Long Biên vẫn đứng vững, điều đó cho thấy sức mạnh không chỉ của nó mà còn của cả Thành phố.

Đối với người Hà Nội, cây cầu đã trở thành quen thuộc đến nỗi không thể thiếu, và với họ hai chữ “phá cầu” là điều không bao giờ có thể xảy ra. Tuy nhiên, Thành phố vẫn cần có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tôn tạo lại cây cầu này.

Doanh nhân Việt kiều và tâm huyết bảo tồn cầu Long Biên ảnh 2
Cây cầu Long Biên của hiện tại và tương lai trong Dự án của Doanh nhân văn hóa Nguyễn Nga.  

Được sự khuyến khích và hỗ trợ từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ Việt Nam, Hiệp hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, doanh nhân Nguyễn Nga và Công ty TT Associates cùng nhau nghiên cứu định hướng cho cây cầu Long Biên trong thế kỉ 21, với niềm tin sau khi được trẻ hóa cây cầu sẽ không chỉ đáp ứng được mục đích thực tiễn mà còn trở thành một biểu tượng hùng mạnh của Hà Nội, của thành phố hòa bình, và cho mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa các quốc gia.

Dự án cũng đặt niềm tin rằng sự kết hợp này sẽ là một phương án hợp lý, hiệu quả và triển vọng cho những dự án kinh tế và văn hóa ở Việt Nam; sẽ là một hình mẫu có lợi cho tất cả các bên có liên quan.

Doanh nhân Việt kiều và tâm huyết bảo tồn cầu Long Biên ảnh 3

Đây là Dự án được thực hiện theo mô hình hợp tác công-tư, với tổng kinh phí dự kiến là 5.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện cải tạo cây cầu là 3 năm và có thể bắt đầu cải tạo ngay cả khi tàu hỏa và xe máy chưa được chuyển sang cây cầu khác.

Doanh nhân Nguyễn Nga đã trăn trở về cách ứng xử thế nào với chiếc cầu vĩ đại nhưng có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào này để đáp ứng được nhu cầu bảo tồn để phát triển của Thủ đô.

Trong Dự án “Bảo tồn cải tạo cầu Long Biên và khu vực liên quan thành phố Hà Nội”, doanh  nhân Nguyễn Nga đã đề xuất 5 ý tưởng được quy hoạch theo tiêu chí liên kết hữu cơ các công năng của công trình trong dự án, tạo môi trường sống hài hòa, cảnh quan đẹp, tiện ích, hiện đại, bảo toàn di sản văn hóa dân tộc.

Đó là, biến cầu Long Biên thành “Bảo tàng Ký ức cầu Long Biên” và giao thông không khói.

Phần đầu cạn của cầu trở thành Vườn Treo và 131 vòm Gầm Cầu sẽ là Phố Nghề nghệ thuật, giới thiệu các làng nghề truyền thống Việt Nam và thế giới.

Bãi giữa sông Hồng trở thành Công viên trung tâm và Bảo tàng Quốc gia Nông nghiệp Việt Nam.

Tháp nước Hàng Đậu thành Bảo tàng cổ vật.

Đầu cầu phía Gia Lâm sẽ thiết kế mới Tháp sen để làm Bảo tàng nghệ thuật đương đại.

Doanh nhân Việt kiều và tâm huyết bảo tồn cầu Long Biên ảnh 4
Doanh nhân văn hóa Nguyễn Nga chia sẻ tại Buổi Gặp gỡ và trao đổi. (Ảnh: DNVN/Minh Hoa).  

Nói về hiệu quả kinh tế và xã hội của Dự án, doanh nhân Nguyễn Nga cho biết dự án sẽ  đưa cầu Long Biên thành biểu tượng, điểm nhấn lịch sử văn hóa du lịch không khói kiểu mẫu; tạo điểm nhấn cho quang cảnh kiến trúc Thủ đô; tăng cường cam kết của Thành phố Hà Nội về phát triển bền vững; tạo điều kiện cho những thể hiện sáng tạo và đổi  mới bằng các hoạt động văn hóa nghệ thuật mới mẻ.

Đồng thời, Dự án sẽ thúc đẩy sự phát triển của các di sản nghệ thuật thủ công và văn hóa cả nước; đóng góp cho ngân sách nhà nước một nguồn kinh phí rất lớn từ những khoản thuế, phí tham quan du lịch và sử dụng hiệu quả, nâng cao giá trị của các khu đất bị lấn chiếm.

“Theo Dự án này, Cầu Long Biên sẽ là điểm đến của du lịch lịch sử trong nước và thế giới. Dự án có thể tạo ra hàng trăm gói dịch vụ và hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân Thủ đô Hà Nội”, theo doanh nhân văn hóa Nguyễn Nga.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài đã bày tỏ ấn tượng về tấm lòng một người con xa xứ của doanh nhân Nguyễn Nga - trở về quê hương để tìm cái tiên tiến nhất của đất nước chưa được như mong muốn để nâng nó lên. “Bảo tồn cải tạo cầu Long Biên và khu vực liên quan thành phố Hà Nội" là một Dự án tương đối hoàn chỉnh và Kiến trúc sư Nguyễn Nga đã làm rất nhiều hoạt động trong 10 năm qua để làm bật lên ý nghĩa, tầm quan trọng phải giữ gìn, bảo tồn, nâng cấp nó lên.

Doanh nhân Việt kiều và tâm huyết bảo tồn cầu Long Biên ảnh 5
Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài bày tỏ ấn tượng về sự nặng lòng với quê hương của doanh nhân Nguyễn Nga. (Ảnh: DNVN/Minh Hoa).  

"Rất may mắn, ngày 28/11 vừa qua, Thủ tướng đã cho phép cho tôi được trình bày về những vấn đề liên quan đến Kiều bào. Tôi đã trình bày một số vấn đề, trong đó, có dự án của chị Nga. Thủ tướng rất hoan nghênh và đánh giá chị Nga là người rất tâm huyết. Thủ tướng đã đồng ý cho chị Nga cùng các cộng sự mang hình ảnh cây cầu Long Biên tham dự triển lãm tại Venice, đồng thời, đồng ý chủ trương phải sửa ngay cầu nếu không sẽ hư hại. Thủ tướng nói sẽ giao cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội làm việc để tìm các nguồn tài trợ, phương pháp cách thức để thực hiện Dự án, tốt nhất là theo hướng xã hội hóa. Thời gian tới, nhiều khả năng Tổng thống Pháp sẽ sang Việt Nam. Dự án của chị Nga sẽ có ý nghĩa hơn nữa trong sự phát triển của quan hệ Pháp-Việt”, Đại sứ Nguyễn Phú Bình chia sẻ.

Tâm huyết của doanh nhân Nga trong Dự án “Bảo tồn cải tạo cầu Long Biên và khu vực liên quan thành phố Hà Nội" cũng đã được không ít kiến trúc sư tài ba của nước ngoài như Pháp và Mỹ mến phục, đồng hành cùng bà. Đây cũng là niềm vui được họ chia sẻ tại buổi Gặp gỡ và trao đổi về “Tầm nhìn nào cho cây cầu Long Biên trong thế kỷ XXI”.Doanh nhân Việt kiều và tâm huyết bảo tồn cầu Long Biên ảnh 6
Doanh nhân văn hóa Nguyễn Nga và những người bạn là kiến trúc sư nước ngoài nổi tiếng. (Ảnh: DNVN/Minh Hoa).  

Thủ đô Hà Nội sẽ cất cánh và khẳng định được tầm quan trọng của mình đối với thế giới, đó không chỉ là khao khát của doanh nhân văn hóa Nguyễn Nga mà của tất cả những ai nặng lòng với nền văn hóa Việt, với sự đi lên của đất nước.

                                                                               Theo: doanhnhanviet.net.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.459.593
Tổng truy cập: