DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Bắc Ninh: Bảo tồn không gian làng trong đô thị
(Ngày đăng: 27/07/2016   Lượt xem: 451)

Ngày 23/7, tại làng Na (xã Hiên Vân, Tiên Du), Sở Xây dựng Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn không gian làng trong đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh” giai đoạn 2015 - 2030. Dự Hội thảo có ông Nguyễn Tiến Nhường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và các nhà khoa học, chuyên gia thuộc các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, lịch sử, văn hóa trong và ngoài tỉnh dự.


Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tiến Nhường phát biểu khai mạc Hội thảo.

Báo cáo đề dẫn do ông Cao Văn Hà, Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh trình bày khẳng định: Bắc Ninh đang phát triển mạnh về công nghiệp và đô thị với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc T.Ư vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Quá trình đô thị hóa đặt ra vấn đề bảo tồn không gian làng - những vùng đất cổ, giàu bản sắc văn hóa là yêu cầu tất yếu. Vùng quy hoạch đô thị trung tâm có nhiều làng với địa hình tự nhiên đa dạng, tạo cảnh quan hấp dẫn, mang nhiều đặc trưng của làng quê Bắc bộ. Phần lớn các làng đều có lịch sử, văn hóa lâu đời với nhiều công trình cổ, những di sản vật thể và phi vật thể quý giá. Với tư tưởng lấy trục văn hóa xuyên suốt quá trình phát triển đô thị, Quy hoạch chung đô thị trung tâm Bắc Ninh định hướng “Bảo tồn không gian làng” như một giải pháp quan trọng tạo nét khác biệt cho thành phố tương lai.

Trên cơ sở đó, xác định danh mục các làng cần bảo tồn không gian; xây dựng nội dung, phương pháp, mô hình và quy chế quản lý, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tính khả thi và thúc đẩy sự bảo tồn, phát huy giá trị của làng trong quá trình đô thị hóa.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia nêu một số vấn đề: Bảo tồn không gian làng trong đô thị trung tâm cần sự quan tâm của các cấp chính quyền và ý thức của cộng đồng trong việc gìn giữ, phát huy giá trị không gian văn hóa làng; những khó khăn giữa bảo tồn, phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan của làng; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong không gian văn hóa làng của đô thị Bắc Ninh; vai trò của việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề góp phần bảo tồn không gian làng; duy trì và nâng cao chất lượng các làng xóm mang tính truyền thống, lịch sử của vùng; những cơ sở cho việc bảo tồn làng truyền thống Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa…


Các đại biểu tham quan nhà cổ tại làng Kiều, xã Hiên Vân.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tiến Nhường khẳng định, Bắc Ninh đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc T.Ư vào những năm 20 của thế kỷ 21, trong đó công tác bảo tồn không gian làng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tạo nên bản sắc riêng của đô thị Bắc Ninh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Ông Nhường cũng biểu dương tinh thần chủ động của Sở Xây dựng trong việc tổ chức Hội thảo và trân trọng cảm ơn sự tham gia đóng góp ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài tỉnh. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Nhường bày tỏ tin tưởng những ý kiến tâm huyết các nhà khoa học, chuyên gia sẽ có nhiều ý nghĩa giúp Bắc Ninh xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý bảo tồn cảnh quan làng trong quá trình đô thị hóa hiện nay.

                                                                                                 Theo: xaydung.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.465.404
Tổng truy cập: