DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Lễ bỏ mả của người Raglai trở thành di sản văn hóa
(Ngày đăng: 23/04/2014   Lượt xem: 781)
Lễ Bỏ mả hiện vẫn được thực hành và trao truyền trong cộng đồng người Raglai ở các huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Sáng nay (17/4), tại huyện miền núi Khánh Sơn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ Công bố và đón nhận Bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Lễ hội Bỏ mả của người Raglai”.

Lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai - lễ chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết để người chết được trở về thế giới vĩnh hằng. Lễ Bỏ mả được tổ chức theo hai hình thức: bỏ mả cùng lúc với đám tang hay bỏ mả có thời gian chuẩn bị. Vì vậy, để tổ chức cho Lễ Bỏ mả, gia đình phải làm Kagor, một con thuyền gỗ với nhiều vật trang trí, đặt trên nóc nhà mồ trong Lễ Bỏ mả - biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà ở thế giới bên kia.

Thực hiện nghi lễ bỏ mả
Thực hiện nghi lễ bỏ mả.

Lễ Bỏ mả hiện vẫn được thực hành và trao truyền trong cộng đồng người Raglai ở các huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, một số nghi thức và lễ vật sử dụng trong các nghi lễ đã thay đổi cho phù hợp với vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đây là nghi lễ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Raglai và cũng tích hợp các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống, thể hiện sự sáng tạo và mang giá trị gắn kết cộng đồng. Với những giá trị nổi bật đó, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ Bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Đây là cơ hội để tôn vinh, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của người Raglai. Ông Nguyễn Duy Bắc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu những giá trị nhân văn của Lễ hội bỏ mã của dân tộc Raglai, đề xuất các giải pháp để tiếp tục bảo tồn, làm sống động những nghi lễ đặc biệt là những giá trị của nó nhất là thời kỳ xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng tập trung xây dựng đời sống văn hóa mới, phát triển kinh tế xã hội điều kiện cho sự bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Raglai ở các địa phương...".

 (Theo VOV)
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

34
Đang xem:
72.468.046
Tổng truy cập: