KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Hàng thủ công mỹ nghệ phấn đấu đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD
(Ngày đăng: 11/10/2024   Lượt xem: 75)
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phối hợp với Chương trình Khuyến công quốc gia, tổ chức hội thảo “Tư vấn nâng cao năng lực Marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề” ngày 9/10 tại Hưng Yên.
z5911063588881-932147870c17d8f697f3ca723102b603-1728453845.jpg

Trong nhiều năm gần đây, hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao, biên độ lợi nhuận lớn hơn so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Theo đánh giá của đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Ông Tôn Gia Hoá, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu trong hội thảo, thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1.007 tỷ USD vào năm 2023, hướng đến con số 1.107 tỷ USD năm 2024, dự báo sẽ đạt 2.394 tỷ USD vào năm 2032. Đến nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm gần 10% nhu cầu của thị trường toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỉ USD (2015) lên đến 2,23 tỉ USD (2019), phấn đấu đạt 4 tỉ USD vào năm 2025.
z5911784238467-a73626fe82e0dc7665fd5bd6ecc6822c-1728453777.jpg

 
Ông Tôn Gia Hoá, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Dưới tác động của giai đoạn Covid-19 và khủng hoảng, nhu cầu cho các hoạt động trong nhà ngày một tăng lên. Điều này dẫn đến những nhu cầu trang trí nhà ở và các vật dụng trong gia đình, tạo ra cơ hội cho các ngành nghề thủ công liên quan. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các vật liệu tự nhiên cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng.

Chỉ ra những khó khăn hiện tại của ngành thủ công mỹ nghệ, ông Tôn Gia Hoá cho rằng các ngành nghề thủ công mỹ nghệ chưa được xây dựng theo quy trình bài bản, gây khó khăn cho việc bảo vệ, phát triển thương hiệu. Giá trị các thương hiệu chưa đảm bảo cho việc tiếp cận các thị trường khó tính ở nước ngoài, từ đó giá thành sản phẩm không thể nâng cao.

Tại hội thảo các chuyên gia cũng đưa ra nhiều những ý kiến xoay quanh nội dung năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề. Ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hưng Yên nhận định, ở Hưng Yên các làng nghề được hình thành từ lâu đời, được các nghệ nhân lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh đã tạo được tiếng vang và được đánh giá cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, một số làng nghề thủ công mỹ nghệ có nguy cơ bị mai một, việc phát triển các sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn.
z5911766704915-f1c0e75a500051fc5520edbb5fce8365-1728453532.jpg

 
Ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên phát biểu tại hội thảo

ThS Cao Bích Thủy, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đào tạo Phát triển Làng nghề Việt Nam cho rằng nếu thủ công mỹ nghệ truyền thống không bắt nhịp với xu thế số hóa như mọi ngành nghề đã và đang tiếp cận, thì thủ công mỹ nghệ sẽ bị bỏ rơi lại phía sau. Do đó, ngành hàng thủ công mỹ nghệ cần bắt nhịp với xu hướng trí tuệ nhân tạo (AI).

“Các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện tại vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế. Một số vấn đề chính bao gồm, chưa có chiến lược marketing rõ ràng, nhiều cơ sở sản xuất vẫn dựa vào phương thức truyền thống và chưa áp dụng các công cụ marketing hiện đại. Thiếu thông tin thị trường, các nhà sản xuất thường không nắm rõ nhu cầu và xu hướng của thị trường quốc tế. Khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, nhiều sản phẩm chưa được định danh thương hiệu, dẫn đến sự cạnh tranh không hiệu quả”, TS Nguyễn Thị Tòng, Viện trưởng Viện NC ƯD MT SP Làng nghề Việt Nam phát biểu trong hội thảo.     

Để đưa ra những giải pháp cho những vấn đề được nêu ra ông Tôn Gia Hoá cho hay: “Chúng ta cần nhiều nhóm giải pháp về các mặt kinh tế - xã hội, môi trường và thể chế. Đó là, tổ chức thực hiện, hoàn thành các mục tiêu cụ thể theo Quyết định 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam đến 2030. Cần hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển ngành, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong thiết kế mẫu mã và sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, xuất khẩu và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các hiệp hội”.

Còn theo bà Nguyễn Thị Tòng, giải pháp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu Xây dựng thương hiệu mạnh: Các làng nghề cần đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Điều này không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn tạo sự nhận diện mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Ứng dụng công nghệ số: Sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng toàn cầu. Việc này giúp giảm chi phí và mở rộng thị trường một cách hiệu quả...

                                           Theo: vanhoavaphattrien.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

100
Đang xem:
74.219.914
Tổng truy cập: