KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
(29-33)- Nơi nào quan tâm khuyến công, nơi đó làng nghề phát triển
(Ngày đăng: 30/07/2022   Lượt xem: 202)

Thực tế cho thấy, để khuyến công thực sự là “bạn đồng hành” của làng nghề, cần sự quan tâm vào cuộc của chính quyền địa phương. Nói cách khác, nơi nào quan tâm khuyến công, nơi đó làng nghề phát triển.

“Thay da đổi thịt” nhờ khuyến công

Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề, chiếm 1/3 số làng có nghề và làng nghề được công nhận của cả nước. Trong đó, có những làng nghề hơn 1.000 năm phát triển, nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo. Các làng nghề không chỉ góp phần giữ nghề, làm giàu mà còn tạo nên bản sắc, thương hiệu của Thủ đô.
Nhiều làng nghề

Nhiều làng nghề "thay da đổi thịt" nhờ vốn khuyến công. Nguồn: ITN

Đại diện Sở Công thương Hà Nội cho biết, thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng hầu hết doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp, làng nghề  duy trì được đơn hàng, nhất là đơn hàng xuất khẩu. Mặc dù lợi nhuận gần như không có do chi phí đầu vào tăng cao nhưng đây vẫn là thành công lớn.

Doanh nghiệp nông thôn, các làng nghề có sức chống chịu dẻo dai một phần bởi hệ thống chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn được Thành phố xây dựng và thực hiện trong nhiều năm qua. Chẳng hạn, Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu từ nguồn vốn khuyến công…

Còn tại Thanh Hóa, ông Hoàng Xuân Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng tỉnh cho biết, toàn tỉnh có 36 nghề, 118 làng nghề tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 76.000 lao động. 

Thời gian qua, công tác khuyến công đã góp phần quan trọng để duy trì và phát triển nghề và làng nghề, với các giải pháp trọng tâm như: Đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho lao động làng nghề; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trong làng nghề đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp nông thôn vào cụm công nghiệp làng nghề; hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường…

Hiện, hầu hết các làng nghề trong tỉnh đang dần “thay da đổi thịt” nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất. Các ngành nghề được hỗ trợ kinh phí khuyến công đều gắn trực tiếp với nguồn nguyên liệu, lao động tại địa phương, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập và giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Chính điều này đã giúp người dân “ly nông không ly hương”, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn của tỉnh, ông Hoàng Xuân Phong cho biết.

Nhìn từ kinh nghiệm thực tế, rõ ràng, nơi nào chính quyền quan tâm đến công tác khuyến công, đầu tư cho làng nghề thì nơi đó làng nghề sẽ phát triển.

Bố trí kịp thời nguồn vốn khuyến công

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong năm 2022, Sở Công thương Hà Nội xác định tập trung cho các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được công nhận nói riêng và doanh nghiệp làng nghề nói chung ổn định nguồn cung lao động, kết nối chuỗi sản xuất. Đồng thời, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đại diện Sở Công thương Hà Nội kiến nghị, để triển khai các hoạt động hỗ trợ làng nghề, ngành nghề nông thôn, cần phân định rõ ngành nghề nào thuộc quản lý của ngành công thương, ngành nghề nào thuộc quản lý của ngành nông nghiệp để có định hướng phát triển phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Ngoài ra, cần số hóa cho ngành nghề nông thôn và có sự kết nối đồng bộ quản lý từ Trung ương đến địa phương trong triển khai thực hiện.

Hiện, Thành phố Hà Nội đang triển khai Kế hoạch về bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, được ban hành hồi tháng 3 vừa qua. Theo đó, Kế hoạch tập trung vào 5 nhóm nội dung, gồm: Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát triển ngành nghề; bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, phát triển nghề mới; đào tạo nguồn nhân lực làng nghề; tăng cường bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gắn với phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Giai đoạn 2022 - 2025, dự kiến thành phố sẽ hỗ trợ 50 dự án phát triển ngành nghề nông thôn. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo sự thay đổi về chất cho các làng nghề.

Ông Hoàng Xuân Phong đề xuất, để hỗ trợ công tác khuyến công, qua đó hỗ trợ làng nghề phát triển, Cục Công thương địa phương cần bố trí nguồn kinh phí khuyến công quốc gia kịp thời để địa phương triển khai đúng kế hoạch đề ra. Cục cũng cần tham mưu cho Bộ Công thương để tăng cường hỗ trợ các đề án điểm, đề án nhóm có thế mạnh của địa phương cho giai đoạn từ 3 - 5 năm.

Thực tế cho thấy, triển khai hiệu quả công tác khuyến công đã góp phần quan trọng trong việc phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn, các làng nghề, nhất là ở thời điểm kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

                                           Theo: daibieunhandan.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.463.255
Tổng truy cập: