KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
(85)- Ninh Thuận hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống
(Ngày đăng: 10/08/2019   Lượt xem: 466)

Ðến nay, tỉnh Ninh Thuận có ba làng nghề truyền thống được công nhận gồm: Nghề gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, dệt thổ cẩm Chung Mỹ và hàng chục làng nghề tiểu thủ công nghiệp khác như chế biến hải sản, chế biến nước mắm, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, làm rượu nho, nho sấy, táo sấy... Ðây là những làng nghề có lịch sử lâu đời, sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống, trong đó nhiều mặt hàng tạo được uy tín, thương hiệu riêng, đã vươn ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, không ít làng nghề đang hoạt động cầm chừng, có chiều hướng bị thu hẹp sản xuất do các nguyên nhân như thiếu vốn đầu tư sản xuất, sức cạnh tranh kém, thiếu nguồn nhân lực...

Ninh Thuận hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống

Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi nung. Ảnh: MỸ HÀ

Ðể hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Thuận dành gần ba tỷ đồng để đào tạo nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, hỗ trợ máy móc, thiết bị sản xuất, xử lý môi trường, xây dựng mô hình sản xuất gắn với du lịch. Từ nguồn vốn chương trình khuyến công, tỉnh xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật; xây dựng website làng nghề; hỗ trợ các cơ sở tham gia hội chợ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, có thêm một số làng nghề được công nhận, trong đó quan tâm các làng nghề như: Thủ công mỹ nghệ từ hạt cây rừng thôn Cầu Gãy, chế biến hải sản thôn Mỹ Tân, thủ công mỹ nghệ thôn Tập Lá và chế biến nước mắm Cà Ná. Bên cạnh sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các làng nghề đang đẩy mạnh cải tiến, đổi mới mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời chú trọng quảng bá thương hiệu gắn với tua du lịch làng nghề nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

* Năm 2019, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 348 tỷ đồng nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực mạng lưới cấp nước phục vụ người dân các vùng nông thôn, với mục tiêu không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt, nhất là những địa bàn khó khăn như ven biển, cửa sông, ngoài đê bao ngăn mặn… Ðược biết, trên địa bàn tỉnh có 566 trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn, cung cấp cho gần 370 nghìn hộ dân, trong đó chất lượng nước ở nhiều trạm chưa đạt tiêu chuẩn.

Trong số kinh phí nêu trên, ngân sách chi hơn 236 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn huy động ngoài ngân sách. Tỉnh đã đầu tư thi công bốn công trình mạng lưới cấp nước chính với kinh phí hơn 161 tỷ đồng, thực hiện 272 công trình mạng cấp nước thứ cấp nhằm đưa nước máy về phục vụ người dân các vùng nông thôn, nâng cao chất lượng cấp nước và đưa nguồn nước tới phục vụ các vùng lõm, cải thiện chất lượng nguồn nước tại các trạm bị nhiễm asen, sắt, mặn. Bên cạnh đó, Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Tiền Giang đầu tư 84 tỷ đồng thực hiện 112 công trình mạng lưới cấp nước thứ cấp từ nguồn vốn của công ty. Năm nay, tỉnh Tiền Giang cũng triển khai xây dựng Nhà máy nước Hiệp Ðức, công suất 30 nghìn m3/ngày đêm. Nhờ đó, đến nay, hệ thống cấp nước đã cơ bản phủ kín trên địa bàn tỉnh; 99% số hộ dân đô thị được cấp nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung; số hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt khoảng 93%.
                                                                 Theo: nhandan.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.466.986
Tổng truy cập: