KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội cho doanh nghiệp Việt
(Ngày đăng: 12/07/2019   Lượt xem: 214)
 Tận dụng các cơ hội từ xuất khẩu trực tuyến là một trong những nội dung chính tại Diễn đàn 'Đối đầu thương mại Mỹ-Trung và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU' sẽ diễn ra ngày 18/7 tới ở TPHCM.

Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận toàn diện và kịp thời với diễn biến mau lẹ và sâu sắc của cạnh tranh chiến lược và tranh chấp thương mại Mỹ-Trung cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Đối đầu Thương mại Mỹ-Trung và Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam-EU” vào ngày 18/7/2019 tại TPHCM tới đây.

Tại buổi họp báo Diễn đàn Đối đầu Thương mại Mỹ-Trung, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: “6 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực chậm lại”.

Thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội cho doanh nghiệp Việt ảnh 1

 Họp báo Diễn đàn Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung.
“Trong bối cảnh đó, việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) ngày 30/6/2019 là một bước đi quan trọng trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Hơn nữa, Hiệp định này được ký kết trong bối cảnh kinh tế-thương mại toàn cầu đang đứng trước những thách thức to lớn từ cạnh tranh chiến lược và tranh chấp thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc, sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương và yêu cầu cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm thích ứng hơn với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá, kinh tế số và thương mại điện tử”, ông Hưng cho hay.
Cũng tại buổi họp báo, ông Phạm Tấn Đạt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FADO khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nên nhanh chóng khai thác các lợi thế từ tranh chấp thương mại bằng xuất khẩu trực tuyến. Cụ thể, hai chính phủ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang tăng cường áp mức thuế cao cho hàng nhập khẩu của nhau. Các nhà nhập khẩu Mỹ-Trung phải đi tìm nguồn cung thay thế từ những nước không bị ảnh hưởng bởi đối đầu thương mại, không bị chính phủ 2 nước áp thuế.
“Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam là thứ tự ưu tiên hàng đầu để Trung Quốc và Mỹ tìm nguồn cung thay thế. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ tìm các mặt hàng điện tử, dệt may, đồ gỗ nội thất... Còn phía Trung Quốc sẽ tìm nguồn cung lúa mì, đậu nành... Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khả năng tiếp thị sản phẩm của mình tới hai thị trường này. Nếu các nhà nhập khẩu Mỹ và Trung Quốc không tìm thấy hàng Việt Nam thì cơ hội sẽ rơi vào các sản phẩm của Chile hoặc Malaysia hoặc các nước khác”, CEO FADO phân tích.
Cũng theo ông Phạm Tấn Đạt, thương mại điện tử xuyên biên giới chính là kênh hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nhà nhập khẩu, thị trường thế giới. Thông qua các kênh hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến như các sàn thương mại điện tử Amazon, Alibaba..., các nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng phạm vi tiếp cận khách hàng, có thể lựa chọn được thị trường/đối tác xuất khẩu trực tiếp, không qua trung gian, và giảm thiểu nguy cơ bị “dìm” giá sản phẩm.

Thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội cho doanh nghiệp Việt ảnh 2
Thương mại điện tử xuyên biên giới chính là kênh hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nhà nhập khẩu, thị trường thế giới.
Trong khuôn khổ lễ họp báo, ông Nguyễn Minh Đức - CEO IM Group đã chia sẻ về những trở ngại chính khi xuất khẩu trực tuyến. Theo đó, những trở ngại chính là nguồn lực về triển khai thương mại điện tử tại doanh nghiệp không có, không có nơi đào tạo; nghiên cứu thị trường địa phương để lên chiến lược cụ thể phù hợp; rào cản về ngôn ngữ; thủ tục và giấy phép liên quan xuất khẩu trực tuyến; vận chuyển trong thương mại điện tử.
Đáng chú ý, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU ghi nhận thương mại điện tử làm gia tăng cơ hội thương mại trong nhiều lĩnh vực, sẽ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử giữa các bên và có các quy định cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Trong ngắn hạn, xuất khẩu trực tuyến là một trong những kênh hiệu quả nhất để nhanh chóng tiếp cận tới mọi thị trường, bao gồm cả những thị trường đang có tranh chấp thương mại. Trong dài hạn, xuất khẩu trực tuyến là xu hướng tất yếu, giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiếp cận trực tuyến tới người tiêu dùng...
Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận toàn diện và kịp thời với diễn biến mau lẹ và sâu sắc của cạnh tranh chiến lược và tranh chấp thương mại Mỹ-Trung cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Đối đầu Thương mại Mỹ-Trung và Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam-EU” vào ngày 18/7/2019 tại TPHCM tới đây.
Diễn đàn có khoảng 600 doanh nghiệp sẽ hội ngộ để trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu uy tín về quan hệ quốc tế, chính sách của Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nhà đàm phán cấp cao về các hiệp định thương mại đa phương và song phương, lãnh đạo các hiệp hội am hiểu sâu về thương mại quốc tế và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến; cập nhật thông tin đa chiều về chính sách kinh tế thương mại của các bên liên quan, trao đổi các thời cơ và thách thức, các giải pháp trong ngắn hạn, chiến lược kinh doanh trong dài hạn.
                                                           Theo: doanhnhanviet.net.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.464.941
Tổng truy cập: