KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững
(Ngày đăng: 28/12/2018   Lượt xem: 315)

Chế tác đàn Tính làm sản phâm lưu niệm du lịch
                       Chế tác đàn Tính làm sản phâm lưu niệm du lịch

Na Hang là huyện có tiềm năng lớn để phát triển du lịch (PTDL) của tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là loại hình du lịch (DL) cộng đồng, khám phá, trải nghiệm. Những năm qua, cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự vào cuộc của người dân; du lịch Na Hang đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT - XH của tỉnh, tạo ra nhiều sinh kế giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Giàu tiềm năng phát triển du lịch

Bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tiếp tục xác định PTDL là 1 trong 3 khâu đột phá, Đảng bộ huyện Na Hang đưa PTDL là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong từng năm và cả nhiệm kỳ. Trong năm 2017, huyện đã xây dựng chương trình hành động số 15 về phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2020, huyện sẽ đón 130 nghìn lượt khách DL, giải quyết việc làm cho 1.000 lao động tại địa phương.

Trên thực tế, huyện Na Hang có tiềm năng lớn cho ngành kinh tế DL phát triển. Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình có những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, độ đa dạng sinh học, ngay từ năm 1994, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang với diện tích trên 33.000 ha. Sau khi huyện Na Hang và Lâm Bình được tách ra, Khu bảo tồn được điều chỉnh lên 41.061 ha, trong đó có 33.061 ha đất rừng và 8.000 ha mặt nước vùng lòng hồ. Trong khu bảo tồn có trên 21.000 ha là rừng đặc dụng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, có độ đa dạng sinh học cao.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được trên 2.000 loài thực vật, nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, nhiều loài lan hài, cây thuốc quý… Khu bảo tồn có nhiều loài chim, thú quý, hàng nghìn loại cá, trong đó có cá dầm xanh, anh vũ…

Ngoài ra, Na Hang còn là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó điển hình là dân tộc Tày và dân tộc Dao. Đồng bào dân tộc nơi đây có đời sống tinh thần vô cùng phong phú với các lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như lễ hội Lồng tồng đầu năm gắn với hội thi trâu bò khỏe đẹp; Lễ hội Giã cốm xã Côn Lôn… Cùng với đó là các đền, chùa cổ kính như đền Pác Tạ, Pác Vãng...

Trình diễn hát Then phục vụ khách du lịch 

Hướng tới phát triển bền vững

Chủ trương PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh,... còn đặc biệt chú trọng việc tạo ra sinh kế cho người dân từ DL. Những năm gần đây loại hình DL cộng đồng (homestay) đang được phát triển. Đây là loại hình DL gắn với đời sống của người dân, trong đó có các dịch vụ như: DL nông thôn, DL ẩm thực, văn hóa...

Hiện nay, Na Hang đang đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa DL cộng đồng và làng văn hóa DL tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới, theo đó chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được nâng lên, nhiều người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động DL. Các làng văn hóa Khau Tràng, Nà Khá; làng nghề dệt thổ cẩm được đầu tư. Quy hoạch chi tiết các khu, điểm DL, gắn phát triển DL với bảo vệ môi trường sinh thái. Đầu tư xây dựng các sản phẩm DL huyện có lợi thế, như: DL lòng hồ sinh thái, mạo hiểm, khám phá tại các thác Khuổi Nhi, thác Khuổi Súng, động Song Long, hang Khuổi Pín...; DL cộng đồng tại các làng văn hóa Nặm Đíp, Nà Tông, Nà Đông, DL lễ hội Lồng Tồng, lễ hội nhảy lửa…

 Núi Pắc Tạ có hình dáng độc đáo ở lòng hồ thủy điện Na Hang 

Việc PTDL còn thúc đẩy các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hợp tác PTDL, chương trình tài trợ, hỗ trợ phát triển làng nghề; nhiều người được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên DL, thống kê DL, quản lý nhà hàng, khách sạn, lớp DL cộng đồng, nấu ăn, hướng dẫn viên DL... tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương…

Trong năm 2017 số lượt khách đến tham quan, DL là gần 11 vạn lượt khách, vượt 43,3% kế hoạch; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 90 tỷ đồng. Năm 2018, doanh thu từ hoạt động du lịch ước tính đạt gần 110 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND huyện Na Hang Hoàng Anh Cương cho biết, huyện mời gọi cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào khảo sát, đầu tư; khuyến khích các tổ chức và cá nhân phát triển các dịch vụ DL; sản phẩm DL của địa phương để phục vụ du khách.

Ngoài ra, huyện sẽ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nguồn nhân lực tại địa phương phục vụ phát triển DL, từng bước đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đòi giảm nghèo cho nhân dân trong huyện.

                                                                                     Theo: giaoducthoidai.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

29
Đang xem:
72.467.270
Tổng truy cập: