KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Báo động tình trạng sản xuất và kinh doanh hàng giả
(Ngày đăng: 10/12/2018   Lượt xem: 286)
Thời gian gần đây nhiều vụ việc có quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng đã bị điều tra, phát hiện xử lý như vụ sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm và thực phẩm chức năng của Công ty TS, vụ kinh doanh lụa tơ tằm của Công ty tập đoàn Khải Silk... Qua đó cho thấy việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là rất đáng báo động.
 
Kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ là rất đáng báo động
 
Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội, tác động tiêu cực tới đời sống người dân. Nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp và xuất hiện những xu hướng mới, tinh vi hơn, chuyên nghiệp hơn và mang yếu tố nước ngoài nhiều hơn.
 
Cũng theo Tổng cục Quản lý thị trường, thời gian gần đây nhiều vụ việc có quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng đã bị điều tra, phát hiện xử lý, các vụ việc này chủ yếu liên quan đến hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài thẩm lậu vào thị trường nội địa tiêu thụ điểm hình (vụ sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm và thực phẩm chức năng của Công ty TS, vụ kinh doanh lụa tơ tằm của Công ty tập đoàn Khải Silk...). Qua đó cho thấy việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là rất đáng báo động.
 
Mặt hàng thường được làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi cộm bao gồm thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, điện tử. ...
 
Vụ kinh doanh lụa tơ tằm của Công ty tập đoàn Khải Silk đã từng gây
Vụ kinh doanh lụa tơ tằm của Công ty tập đoàn Khải Silk đã từng gây "rúng động"
Kết quả trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018, lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra phát hiện 34.733 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính trên 121,3 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm trên 907 tỷ đồng. Trong đó, hàng hóa giả về chất lượng, công dụng là 458 vụ vi phạm, với số tiền xử phạt trên 9,3 tỷ đồng; Trị giá hàng vi phạm trên 5,9 tỷ đồng.
 
Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì, 6.154 vụ vi phạm, số tiền xử phạt trên 45,6 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm trên 46,8 tỷ đồng. Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả với 690 vụ vi phạm, số tiền xử phạt trên 2,5 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm: trên 2,6 tỷ đồng.
 
Vi phạm về xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ, với 1.064 vụ, số tiền xử phạt trên 7,5 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm: trên 6,6 tỷ đồng; Vi phạm về nhãn hàng hoá có 26.367 vụ, số tiền xử phạt trên 56,4 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm 845,1 tỷ đồng.
 
Trong 9 tháng 2018 lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an điều tra, xử lý 11 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả.
 
Phương thức, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi
 
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, mặc dù công tác phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt được những kết quả quan trọng, nhưng nhìn chung công tác vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà sản xuất, kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng. Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và khó khăn.
 
Đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hiện phương thức, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi. Theo đó, các đối tượng vi phạm có sự phân công chặt chẽ, hình thành các đầu mối chuyên cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, đầu mối chuyên cung cấp các loại bao bì, tem, nhãn giả. Hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh (bán sản phẩm) ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm. Sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và giao liền cho khách hàng đặt mua. Sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ;...
 
“Tình trạng hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguồn gốc nước ngoài, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp”, Tổng cục Quản lý thị trường cho hay. 
 
Cũng theo Tổng cục Quản lý thị trường, đối tượng vi phạm ngày càng đa dạng, trà trộn với các khu dân cư, các làng nghề, vùng nông thôn, xuất hiện ngay cả tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hợp tác xã, mạng xã hội (cá nhân, hộ gia đình)... nên rất khó phát hiện; các đối tượng vi phạm trong nước móc nối với các đối tượng ở nước ngoài để làm hàng giả, nhất là giả mạo xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đưa vào Việt Nam.
 
Đặc biệt, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý vi phạm hành chính, ít vụ việc bị khởi tố hình sự, xử lý dân sự ít. Một số văn bản quy phạm phát luật còn quy định chưa thống nhất, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho lực lượng thực thi.
 
“Hiện nay có nhiều cơ quan thực thi có thẩm quyền xử lý hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên việc phân công chưa hợp lý dẫn đến chức năng nhiệm vụ chồng chéo. Cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên ảnh hưởng tới hiệu quả đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh.
 
Ngoài ra, một số doanh nghiệp, chủ thể quyền bị xâm phạm chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với cộng đồng, với sản phẩm của mình đang lưu thông trên thị trường, chưa tích cực hợp tác với lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, do hạn chế về nguồn lực nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều thách thức, khó khăn trong công tác phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
 
Ý thức cộng đồng về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 
                                                                                  Theo: vnmedia.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.467.486
Tổng truy cập: