KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Làng nghề bó chổi Vĩnh Hựu
(Ngày đăng: 12/09/2012   Lượt xem: 1244)

Xóm chổi Vĩnh Hựu nằm dọc dài theo con kênh Vàm Giồng êm đềm quanh năm rợp mát bóng dừa trong vùng đầu nguồn ngọt hóa Gò Công. Xóm chổi ngày ấy, bây giờ đã trở thành làng nghề thực thụ . Tuy không được nhắc đến ồn ào vào dịp Tết, nhưng cây chổi que dừa của bà con xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây thật sự là một vật hữu dụng không thể thiếu trong những ngày "năm hết, Tết đến".

Chúng ta thấy rằng hầu như mỗi nhà đều có sẵn một cây chổi que dừa mới để dùng trong ngày tảo mộ tổ tiên hay quét dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ.,.. Vào thời điểm này, các ấp Bình An, Phú Quý, Thạnh Thới, cảnh nhà nhà, các chị em cùng ngồi bên nhau để bó những cây chổi từ que dừa làm nên hình ảnh rất khẩn trương, nhộn nhịp. Tất cả đều làm việc hăng say để nhanh chóng có đủ số lượng cung ứng kịp thời khắp nơi trong và ngoài tỉnh. 

Nghề bó chổi truyền thống

Nghề bó chổi que dừa ở Vĩnh Hựu đã có từ lâu, thời gian đầu chỉ có vài chục hộ, nhưng đến nay đã phát triển rất mạnh. Theo các cụ cao niên trong xã cho biết, nghề bó chổi đã xuất hiện ở địa phương từ khoảng thập niên 40 của thế kỷ XX. Lúc đầu người ta dùng cây ráng mọc hoang dại theo mương rạch, dòng kênh và sông cửa Tiểu. Có lúc phải bơi xuồng đến tận vùng giáp biển Tân Thành đem về phơi khô rồi dùng dây lạt dừa nước (vỏ của phần dưới thân cây dừa nước), bó thành chổi để quét nhà. Dần dà người ta nhận thấy cây chổi kết bằng cây ráng dáng thô lại hiếm nguồn nguyên liệu nên thay thế bằng tàu cau làm chổi, vì nguồn nguyên liệu có tại chỗ lúc ấy rất nhiều . Nhiều người đã nghĩ ra cách kinh doanh bằng nghề này nên sắm sửa ghe thuyền từ 3 - 5 tấn đi khắp vùng sông nước đồng bằng tìm nguyên liệu như ông Chín U, bà Bảy Tiển, bà Năm Nhuyễn... Họ cất trại hẳn hòi và quy tụ mỗi láng trại trên 20 người giỏi tay nghề. Chị em phụ nữ ban ngày lo chuyện đồng áng, đêm về quây quần bên ngọn đèn dầu bó chổi, có khi đến nửa đêm mới về đến nhà.

 LangnochoiVinhHuu1.jpg

Làng nghề bó chổi Vĩnh Hựu.

Trước đây, cây cau được nhà vườn sử dụng triệt để vì ngoài tàu cau dùng làm chổi, thân cau già còn dùng để cất nhà, che trại. Trái cau dùng ăn trầu, không thể thiếu trong các tiệc cưới, hỏi. Cau tươi không sử dụng hết sẽ được tách ra lấy ruột phơi khô bảo quản. Cau khô còn được dùng trong công nghệ nhuộm nên lúc bấy giờ có nhiều người trồng cau ngút ngàn hàng mẫu đất như vườn cau của bà Hương Sư Tống ở ấp Phú Quý, bà Thâm Năm ở ấp Bình An... Do chiến tranh loạn lạc, vùng Vĩnh Hựu là trọng điểm đánh phá ác liệt của địch nên vườn cau điêu tàn, nguồn nguyên liệu cạn kiệt. Nhiều người không thể bỏ nghề truyền thống, họ dần chuyển qua bó chổi bằng que dừa. Nghề bó chổi bằng que dừa bắt đầu thịnh hành sau những năm đầu thập niên 70.

Chuyển động làng nghề

Vĩnh Hựu có diện tích vườn dừa nhiều nhất huyện Gò Công Tây với gần 650 ha, trên 500 hộ cùng làm nghề bó chổi. Nguồn nguyên liệu để kết thành cây chổi que dừa đa phần được mua ở ngay địa phương, vùng lân cận, ở Chợ Gạo và xứ dừa Bến Tre . Ở những nơi này, người ta chỉ sử dụng các loại gỗ dừa, gáo dừa để làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, còn bẹ dừa, que dừa (gân của lá) thì bán lại cho người bó chổi. Những người có ghe và vốn liếng thì hàng tháng vài chuyến đi mua gom nguyên liệu một lần, về bỏ mối lại cho các hộ sản xuất tại chỗ.

 LangnochoiVinhHuu2.jpg

Kết chổi trong tổ hợp.

Người bó chổi sau khi có các nguyên liệu trên, còn phải sắm thêm dây gân (dây nylon loại dùng câu cá) buộc và vót cây trúc thành những tấm mỏng vừa phải, dày độ 2 mm để bó cặp theo thân chổi cho chắc chắn. Công đoạn để sản xuất chổi bắt đầu từ làm  "mái" - tức bộ phận dùng để quét. Đó là việc kết que dừa lại với nhau và ốp với miếng bẹ dừa, thân trúc đã chẻ đủ độ dài để hình thành sơ bộ hình dáng chiếc chổi. Công việc đòi hỏi phải khéo tay. Sau khi đã có "mái", có thể chuyển giao tiếp cho các lao động nhỏ tuổi hơn để làm "cán". Bấy giờ, với một cây cọc chôn sâu phía trước nối những sợi dây gân và chiếc búa nhỏ để trợ lực, người thợ sẽ chọn những thanh bẹ ngắn hơn, một đầu vót nhọn hình mũi tên để chèn thêm vào thân và cán chổi cho no đầy, rồi buộc chắc lại cho tròn trịa, vừa tay người cầm. Tiếp đó là công đoạn nện cho chặt những thanh bẹ dừa chẻ nhỏ vào thân chổi địa chỉ các quán cafe phim tại hà nội. Công đoạn cuối, người thợ sẽ kiểm tra lại toàn bộ các chỗ buộc, chỉnh sửa cho hình dáng cây chổi bung ra đẹp mắt và sẽ cắt bỏ những phần dư thừa, làm chổi gọn và tiện cho người sử dụng. Nhiều khi, qua công đoạn cắt tỉa này, phần dôi ra có thể tận dụng để làm những chiếc chổi nhỏ hơn, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Bình thường, một người lao động có thể bó được hơn 20 cây chổi, người thâm niên tuổi nghề thì bó rất nhanh và khéo, hơn 30 cây mỗi ngày. Giá bán sỉ mỗi cây vào khoảng từ 4.000 đồng đến 5.000 đồng tùy theo người đặt hàng. Loại chổi đặt kết bằng dây kẽm chắc chắn hơn từ 8.000 đến 9.000 đồng. Người trực tiếp làm ra sản phẩm lãi mỗi chiếc từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng. Riêng loại chổi đặt, công phu hơn, người ta dùng que dừa tươi phơi khô để kết chổi nên có độ bền cao hơn. Loại này thường làm ra với số lượng ít, dành để tặng bà con quán cafe đẹp tại hà nội. Nếu chịu khó chở đi bỏ mối cho các hàng quán bán lại, lợi nhuận còn tăng thêm khoảng 1.000 đồng đến 2.000 đồng tính trên mỗi sản phẩm. Người không có mối bán sỉ thì có thể nhận làm gia công, mỗi cây gần 2.000 đồng nếu làm hoàn chỉnh các công đoạn, riêng trẻ em chỉ lãnh làm cán cũng được 1.000 đồng/chiếc, mỗi ngày có thể làm hơn 10 chiếc sau giờ đi học, có thêm nguồn thu để phụ giúp gia đình.

Sản phẩm chổi que dừa của làng nghề Vĩnh Hựu đã có mặt khắp các nơi từ các tỉnh miền Đông đến vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở ấp Phú Quý, người trong những tổ hợp của làng nghề có phương tiện vận chuyển hàng đi các tỉnh, cho biết, mỗi tháng riêng tổ của chị xuất tỉnh 4-5 chuyến, mỗi chuyến trên 2.000 cây chổi hoàn chỉnh, tính bình quân mỗi tháng khoảng 1 triệu cây.

Làng nghề bó chổi ở Vĩnh Hựu đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Ở mỗi giai đoạn, người làm ra chổi không ngừng cải tiến và hoàn thiện sao cho vừa đẹp vừa bền, tạo sự tin dùng cho khách hàng. Gần đây có thêm một sáng kiến mới, người ta dùng que dừa pha trộn với que lá dừa nước (lá lợp nhà) để tạo ra cây chổi có độ bền, chắc và tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ở địa phương. Chị Ngô Thị Ngọc Yến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho biết từ khi giao thông thuận lợi, nghề bó chổi que dừa ở Vĩnh Hựu "phất" lên trông thấy cafe film 3d tại hà nội. Nhiều người nhờ nghề này mà vươn lên thoát  nghèo, có cuộc sống ổn định, thu nhập bình quân mỗi lao động từ 900 ngàn đến hơn 1 triệu đồng/tháng. Hội đã liên kết với ngân hàng lập dự án trợ vốn cho chị em nghèo trong làng nghề mỗi hộ vay vốn ưu đãi 5 triệu đồng giúp chị em đầu tư nguyên liệu sản xuất, ổn định cuộc sống, phát triển làng nghề truyền thống.

"Thu hút lao động tại chỗ, đồng thời khai thác các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống bằng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, nhất là mở rộng hoạt động làng nghề bó chổi là một trong những hướng ưu tiên trong định hướng phát triển của địa phương. Làng nghề bó chổi Vĩnh Hựu đã được UBND tỉnh công nhận. Đây sẽ là điều kiện để các hộ dân làng nghề hưởng được nhiều chính sách ưu đãi từ chương trình hỗ trợ phát triển làng nghề, như hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến kết nối thị trường, hỗ trợ tín dụng và  đào tạo dạy nghề .v.v... góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã" - ông Đỗ Tấn Thận, Bí thư xã Vĩnh Hựu nhấn mạnh.

Theo tiên giang

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.458.555
Tổng truy cập: