KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Cửa lớn cho hàng Việt
(Ngày đăng: 11/09/2012   Lượt xem: 717)

Thời gian gần đây, giới kinh doanh lẫn người mua ít khi dám bạo miệng nhắc đến "hàng Trung Quốc”, đây được xem là cơ hội khẳng định thương hiệu Việt.

2012_244_05_a2.jpg

Vị thế của hàng Việt đã lớn hơn rất nhiều trong tâm thức người dân

Không là cuộc chiến đơn thương độc mã

Nhiều kệ bán hàng tại các siêu thị của Trung Quốc đã trở thành tài sản của Vinamit khi chủ các siêu thị này chọn Vinamit là một trong những đơn vị cung ứng mặt hàng sấy khô.

Thực ra Vinamit đã có hơn mười năm thâm nhập thị trường Trung Quốc, đã lập công ty phân phối riêng. Song gần đây, Vinamit nhận thấy rằng, phải liên kết mạnh với nhiều doanh nghiệp Việt nữa thì sức cạnh tranh sẽ tốt hơn . Ở trong nước, sự có mặt ở Vinamit được xem là bình thường. Nhưng sự hiện diện của doanh nghiệp Việt tại kênh phân phối lớn của nước bạn là một câu chuyện khác. Điều này cho thấy, một số mặt hàng của Việt Nam đã có đủ sức để khẳng định vị thế tại sân chơi ngoại quốc, thừa sức giành thế, có đủ nội lực và ngoại lực để tự khẳng định mình.

Một năm trở lại đây, sau khi có thông tin xác minh các sản phẩm may mặc, đồ ăn… xuất xứ Trung Quốc thường hay sử dụng hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đều e ngại khi sử dụng hàng nước bạn. Giới chủ hàng của Việt Nam dù lập chiêu thay khai sinh cho hàng Trung Quốc, gắn mác Việt Nam cho hàng nhập khẩu để đánh lừa người mua nhưng vẫn bị người tiêu dùng cẩn trọng.

Như vậy, về cơ bản, ý thức của người tiêu dùng đối với hàng Trung Quốc đã được thay đổi. Đây được đánh giá là cơ hội lớn cho hàng Việt Nam, là thời điểm hàng Việt Nam giành lại thế chủ động trên sân nhà, đảo chiều kinh doanh . Nhiều cơ quan quản lý còn lạc quan hơn nói rằng, trong bối cảnh hàng tồn kho đang lớn, hàng Trung Quốc bị chê, các doanh nghiệp nội, nhà sản xuất nội địa có thể chớp lấy thời cơ vàng này để mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân, góp vai trò rất cao trong việc "đưa hàng Việt về với nông thôn”.

Xây dựng nét văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam về cơ bản có nhiều yếu tố hậu thuẫn. Vị thế của hàng Việt đã lớn hơn rất nhiều trong tâm thức người dân. Doanh nghiệp Việt đã có sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý để tiếp cận thị trường.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì

Có một người bạn tại Lạng Sơn đã nói rất thật với phóng viên: "Hàng Việt Nam giờ có nhiều thứ dùng được. Chẳng hạn như quần áo trẻ con, hay là sữa…”.

Ông Hoàng Thọ Xuân, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương nói: để hàng hóa Việt có hiệu ứng lan tỏa thì chất lượng là điều vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn, từng bước gia tăng thị phần và khẳng định vị thế với thương hiệu của chính mình.

Thêm vào đó, nhiều nhà hoạch định chính sách còn cho rằng, trong tiến trình hội nhập, chẳng hạn theo đúng cam kết của tiến trình tự do hoá thương mại khu vực ASEAN/AFTA vào năm 2018, thì các doanh nghiệp cũng phải có những cam kết nhất định về quá trình phát triển hay nói cách khác là cam kết về bảo hộ tỉ lệ nội địa hoá trong mỗi sản phẩm của doanh nghiệp mình. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất nội địa sử dụng hàng lẫn nhau . Bởi khi hội nhập, các hàng rào thuế quan sẽ bị gỡ bỏ dần, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước có thể mặc nhiên đi nhập hàng nước ngoài về bán, hưởng lợi mà không cần phải tốn công để phát triển. "Lỗ hổng” đã được nhìn ra trước nếu doanh nghiệp Việt sản xuất chân chính không nghĩ tới biện pháp xử lý.

Trong nỗ lực cải tạo, đưa hàng Việt Nam đi sâu vào cuộc sống, TS Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế khẳng định: doanh nghiệp sản xuất Việt phải gấp rút có chiến lược cho riêng mình phát triển toàn diện đi sâu về chất lượng, nâng cao số lượng. Quy tắc của người tiêu dùng là sẽ chỉ lựa chọn những sản phẩm nào tốt nhất cho mình mà thôi.

Theo đại đoàn kết

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.458.508
Tổng truy cập: