KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Xây dựng thương hiệu là yếu tố sống còn
(Ngày đăng: 30/06/2016   Lượt xem: 827)
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trước sức ép của thị trường, nhiều sản phẩm làng nghề Việt dần bị mai một, thậm chí có những làng nghề rơi vào tình trạng lắp ráp, gia công và bị đánh cắp thương hiệu. Trước thực trạng ấy, đã có những làng nghề chủ động xây dựng thương hiệu, mở rộng sản xuất tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, đây là một trong những tín hiệu tích cực và đáng mừng.

Giữ nghề bằng hành động

Sản phẩm làng nghề của Việt Nam hiện nay đã và đang chịu sức ép mạnh mẽ từ sản phẩm cùng loại, giá thành rẻ hơn từ các nước trong khu vực. Đây thực sự là mối lo ngại lớn cho các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, nền công nghiệp phụ trợ phục vụ cho làng nghề còn yếu,  đã thế việc sản xuất còn manh mún, thiếu liên kết, thiếu sự đồng bộ và không chủ động về nguồn nguyên liệu là những lý do sản phẩm làng nghề Việt dần thất thế trên thị trường.

tin nhap 20160630093343
Cần có chiến lược quảng bá cụ thể để gìn giữ và phát triển sản phẩm, thương hiệu làng nghề truyền thống.

Đứng trước thực trạng trên, nhiều hội làng nghề đã ra đời và có hướng đi mới nhằm gìn giữ và phát triển thương hiệu riêng. Mới đây Hội Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) đã tổ chức ra mắt Sàn giao dịch điện tử, tạo một kênh mua sắm an toàn, uy tín, đảm bảo chất lượng, đồng thời giúp sản phẩm thương hiệu Đồng Kỵ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, cũng như quốc tế. Chia sẻ về cách làm này, ông Vũ Quốc Vương - Chủ tịch Hội Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ cho biết: “Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã trở thành thương hiệu quốc gia, tuy nhiên việc khan kiếm nguồn nguyên liệu đã buộc chúng tôi phải thay đổi để phát triển. Vì thế, việc ra đời Sàn giao dịch điện tử là một trong những hướng đi giúp Hội Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ giữ nghề, giữ thương hiệu nhằm mở rộng liên kết với các đối tác, tăng sức cạnh tranh”.

Không phải đến bây giờ, việc người dân tự tìm hướng đi trong việc gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống mới quan tâm. Trước việc ra mắt Sàn giao dịch điện tử gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, một thương hiệu quốc gia đình đám khác là bún Phú Đô (làng bún Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng đã có cách làm táo bạo và hiệu quả trong việc gìn giữ thương hiệu làng nghề. Trong đó, việc người dân làng bún Phú Đô chủ động liên kết, đề xuất xây dựng thương hiệu bún quốc gia và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận năm 2010 là một thành công rất lớn. Ngay sau đó, làng nghề truyền thống này đã tổ chức “Ngày Hội nghề truyền thống Bún Phú Đô” cũng như xây dựng khu ẩm thực riêng để quảng cáo thương hiệu bún Phú Đô, thông qua các món ăn truyền thống, gần gũi như: Bún riêu, bún mọc, bún bò, bún đậu…đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lòng du khách thập phương, cũng như bạn bè quốc tế.

Xây dựng chiến lược quảng bá để phát triển

“Bên cạnh việc các làng nghề đăng ký nhãn hiệu độc quyền, thì còn cần phải hoạch định được chiến lược phát triển cụ thể, nhằm quảng bá, marketing thương hiệu của mình ra công chúng. Chúng ta có thể xây dựng và gìn giữ thương hiệu từ những hội chợ ẩm thực, hội chợ làng nghề, hay thông qua các sàn giao dịch điện tử... Thế nhưng, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, cũng như giảm giá thành cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, thì cần phải có sự liên kết của Nhà nước - làng nghề - doanh nghiệp” - bà Tâm chia sẻ.

Từ những ví dụ sinh động trên, để bảo vệ thương hiệu cũng như giá trị sản phẩm làng nghề, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là hướng đi và chiến lược quảng bá làm sao để hiệu quả và được người tiêu dùng đón nhận, đó là điều không phải làng nghề nào cũng làm được và thành công.

Theo bà Nguyễn Thị Tâm (Thành viên BCH Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội), cũng là nghệ nhân làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc (Hà Đông), thì để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, làm được điều này là vấn đề hết sức khó khăn. Để xây dựng thương hiệu thì phải đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và cần sự hỗ trợ
của mỗi địa phương cũng như sự quan tâm
của mỗi làng nghề và của từng cá nhân tại làng nghề.

“Bên cạnh việc các làng nghề đăng ký nhãn hiệu độc quyền, thì còn cần phải hoạch định được chiến lược phát triển cụ thể, nhằm quảng bá, marketing thương hiệu của mình ra công chúng. Chúng ta có thể xây dựng và gìn giữ thương hiệu từ những hội chợ ẩm thực, hội chợ làng nghề, hay thông qua các sàn giao dịch điện tử…Thế nhưng, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, cũng như giảm giá thành cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, thì cần phải có sự liên kết của Nhà nước – làng nghề - doanh nghiệp” – bà Tâm chia sẻ. Cùng chung quan điểm với bà Tâm, ông Nguyễn Đức Hùng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Bắc Ninh - cũng cho rằng, việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp cần phải có chiến lược quảng bá hoàn chỉnh. Làm tốt vấn đề này sẽ giúp hình ảnh doanh nghiệp, làng nghề được nâng lên, giảm chi phí sản xuất. Vấn đề đặt ra, để các làng nghề tồn tại và phát triển và gìn giữ thương hiệu, ngay bản thân các cá nhân tại làng nghề cần phải thay đổi để tự nâng cao chất lượng, tay nghề, công nghệ…sao cho sản phẩm làng nghề tăng sức cạnh tranh và đến gần hơn với người tiêu dùng.

                                                                                             Theo: laodongthudo.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.467.014
Tổng truy cập: