KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Phát biểu tại diễn đàn “Làng nghề Việt Nam phát triển và hội nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới” (10)KHÓ KHĂN CẦN THÁO GỠ CỦA SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
(Ngày đăng: 31/12/2015   Lượt xem: 1326)
Langnghevietnam.vn- Vicrafts.vn - Ban truyền thông- QHQT HHLN xin được trích đăng tham luận tham gia hội thảo của  Bà Hà Thị Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Quang Vinh

                           Bà Hà Thị Vinh đang trình bày tham luận                                                                               
1. Những yếu tố gắn kết khách hàng với các sản phẩm làng nghề

 Để khách hàng có thể quan tâm tới các sản phảm của làng nghề Việt Nam cần tập trung các yếu tố chính sau:

 - Thông tin, mẫu mã sản phẩm

 - Giá thành

 - Hệ thống dịch vụ

1.1. Thông tin, mẫu mã sản phẩm.

Các sản phẩm làng nghề Việt Nam hiện nay khá phong phú về chủng loại, nhiều sản phẩm có chất lượng và truyền thống lâu năm, tuy nhiên chưa hình thành một hệ cơ sở dữ liệu đầy đủ và thuận tiện cho việc tìm kiếm và thăm quan. Đặc biệt giới thiệu về xuất xứ và chứng nhận về chất lượng sản phẩm .

Để thấy được giá trị của các sản phầm làng nghề khách hàng thường yêu cầu phải được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, cần hiểu rõ hơn giá trị của sản phẩm từ lịch sử hình thành, nguyên liệu chế tác, sản xuất, sự tinh sảo và sự khác biệt.

Sản phẩm của làng nghề Việt Nam có thể được phân thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là các sản phẩm đặc trưng, tinh sảo của các nghệ nhân và  thứ hai là các sản phầm làng nghề thương mại phục vụ đời sống. Đối với sản phẩm nhóm thứ nhất các khách hàng tiềm năng hướng tới thường là các cơ quan nhà nước , các cở sở xã hôi  ( nhà chùa, nhà thờ, lễ hội, dòng họ …), các công ty , các tổ chức, tư nhân  yêu thích  sưu tầm đồ cổ, mỹ nghệ, hàng đặc trưng, độc đáo và trang trí cao cấp. Đối với các sản phẩm thuộc nhóm thứ hai chủ yếu là phục vụ nhu cầu đời sống thường nhật, dùng để trang trí, quà lưu niệm, do đó khách hàng hướng tới tập trung là các nhà kinh doanh, đơn vị thuơng mại và khách du lịch.

Hiện tại các sản phẩm của làng nghề hay được giới thiệu đến khách hàng :

- Thông qua các kênh thông tin như truyền thông, báo chí, các trang web của các công ty dịch vụ hay của một cơ sở sản xuất, của một làng nghề v.v

- Các hôi chợ triển lãm các sản phẩm làng nghề Việt Nam với các quy mô từ tỉnh đến cả nước, thông thường mỗi năm có vài lần trong nước và một số chương trình nhỏ đi ra nước ngoài.     

- Các tua du lịch thăm quan các làng nghề tại một số địa phương.

- Các phòng trưng bày sản phẩm của một số công ty thương mại, các cửa hàng nhỏ phục vụ khách du lịch tại các thành phố hay các trung tâm du lịch, lễ hội.

Có thể nói hiện tại việc cung cấp thông tin, giới thiệu các sản phẩm làng nghề Việt Nam còn quá ít sản phẩm, rời rạc, phân tán, chưa chuyên nghiệp và thiều tính quốc tế

1.2. Giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm làng nghề Việt Nam phụ thuộc chính vào  chi phí sản xuất ( giá nguyên liệu, nhân công, công nghệ, dịch vụ thương mại …). Thông thường các làng nghề truyền thống tập trung ở các khu vực ven đô thị và đồng  bằng, tuy nhiên hiện tại các vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của làng nghề hầu như không còn hoặc rất thiều. Chính vì vậy phải khai thác  nguyên liệu từ các vùng ở xa, cũng như do can kiện nguồn cung nguyên liệu nên đã đẩy chi phí sản xuất lên cao. Mặt khác do phương thức sản xuất truyền thống, thủ công chưa tạo ra nhiều chủng loại mẫu mã để sản xuất đại trà với chất lượng đồng đều, giá cạnh tranh.Với các sản phẩm làng nghề thuộc nhóm thứ nhất không có bộ phận định giá, người sản xuất ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên thường bị thua thiệt về giá, mặc dù có nhiều sản phẩm thuộc loại quý hiếm, độc mẫu. Đối với các sản phẩm làng nghề thuộc nhóm thứ hai chưa hình thành được cơ chế, hệ thống hỗ trợ sản xuất từ mẫu mã, tài chính, vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất,  giám sát chất lượng, hệ thống phân phối v.v chính vì vậy thường đẩy giá thành cao lên thiếu hệ thống  bảo hành, bảo trì sản phẩm v.v

1.3  Hệ thống dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

        Do tính đa dang, phong phú chủng loại và trải rộng trên nhiều địa phương nên của các sản phẩm làng nghề, nên việc hình thành hệ thống dịch vụ khách hàng còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chuyên nghiệp. Có nhiều khâu trung gian làm cho khách hàng không phân biệt được sản phẩm chính hiệu, giá gốc. Thậm chí cùng sản phẩm, cùng thương hiệu  của một làng nghề nhưng chất lượng lại không đồng nhất, chưa có nhiều sản phẩm đăng ký thương hiệu và chứng nhận chất lượng sản phẩm, vì vậy khó trở thành các sản phẩm thương mại xuất khẩu. Mặt khác do các làng nghề dàn trải phân tán nên việc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm của khách hàng còn gặp rất nhiều khó khăn. Các khách hàng thường có

nhu cầu mua nhiều chủng loại sản phẩm cùng một lúc, nhưng chưa có nhiều đơn vi thương mại, dịch vụ giúp khách hàng từ khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển, thanh toán và bảo hành. Cả nước hay các khu vực, các tỉnh thành chưa có các trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề tập trung  cũng như cung cấp nguyên vật liệu, công nghệ phục vụ sản xuất. Đây cũng chính là một trở ngại lớn cho khách hàng khi tìm kiến, mua sản phẩm làng nghề.

Một số phương hướng hỗ trợ gắn kết khách hàng với các sản phẩm làng nghề trong hội nhập ASEAN

        Quá trình hội nhập ASEAN 2015 là thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất các sản phẩm làng nghề Việt Nam. Nhiều khả năng chúng ta lại thua thiệt ngay trên sân nhà. Một phần do khả năng hạn chế, yếu của các đơn vị sản xuất ( thường là kinh tế hộ gia đình), mặt khác do hệ thông phân phối ( bao gồm xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lể) cho các sản phẩm làng nghề còn quá yếu kém. Thông thường các sản phẩm của làng nghề các nước  cũng có những chủng loại, mẫu mã tương tự, các khách hàng, nhất là các nhà nhập khẩu thường tìm đến các cơ sở, địa điểm kinh doanh thuận tiện, giá cả và dịch vụ hợp lý. Chính vì vậycác nước cạnh tranh tổ chức hội chợ quốc tế về các sản phẩm làng nghề, xây dựng các khu trưng bày sản phẩm làng nghề tập trung trong cả nước hay trong khu vực ASEAN. Khi đó nhiều sản phẩm làng nghề Việt Nam sẽ phải bán thông qua các hệ thống giới thiệu và phân phối của nước ngoài, lâu dài sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào họ.

Một số kiến nghị, đề xuất :

- Chính sách: Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tổng thể cho việc sản xuất và tiệu thụ các sản phẩm làng nghề Việt Nam bao gồm như:

 + Các chính sách hỗ trợ về tài chinh giúp các cơ sở sản xuất làng nghề trở thành các doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

 + Các chính sách hỗ trợ quy hoạch tạo vùng nguyên liệu bền vững, hỗ trợ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ sử dụng công nghệ, nghiên cứu mẫu mã, đào tạo, cũng như xây dựng các hệ thống phân phối, tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, đặc biệt xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề tập trung quy mô cả nước, khu vực.

 + Các chính sách gắn kết, phối hợp đồng bộ các hiệp hội, các đơn vị quản lý hành chính liên quan tới hoạt động sản xuất, bảo tồn. phân loại, kinh doanh các sản phẩm làng nghề v.v

 + Đẩy mạnh chính sách người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhất là đối với các sản phẩm của làng nghề. Các cơ quan Nhà nước, các cán bộ, công chức cần tiên phong trong sử dụng các sản phẩm làng nghề nhằm tạo thêm đầu ra, uy tín thương hiệu cho sản phẩm làng nghề Việt Nam

 - Các hiệp hội làng nghề xây dựng lộ trình thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm làng nghề, đào tạo và phát triển nghề cho các đia phương. Giúp doanh nghiệp, các làng nghề xây dựng thương hiệu, đánh giá giá trị, chất lượng của các sản phẩm làng nghề. Hỗ trợ, hợp tác với các doanh nghiệp chủ chốt để tổ chức các trung tâm cung cấp nguyên vật liêu,trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất nhập khẩu, bán buôn tập trung của cả nước, của khu vưc, trung tâm dữ liệu, cung cấp thông tin, hệ thống phân phối, cũng như chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường v.v cho các sản phẩm làng nghề Việt Nam.

 - Đối với các doanh nghiêp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làng nghề: Liên kết tạo nên sức mạnh từ khâu cung ứng nguyên vật liệu, tạo mẫu mã, sản xuất, phân phối, giới thiệu sản phẩm v.v hướng tới mục tiêu phong phú chủng loại, chất lượng cao, giá thành hạ, cạnh tranh, cũng như xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng đồng bộ , thuận tiện từ các khâu quảng bá,ký hết hợp đồng, triển khai thực hiện, thanh toán, báo hành, bảo trì sản phẩm v.v

Có thể nói hội nhập ASEAN vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp làng nghề. Tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng gắn kết bền vững , kinh doanh hiệu quả khi mua, sử dụng các sản phẩm làng nghề Việt Nam là chìa khóa thành công cho việc duy trì và phát triển các sản phẩm làng nghề Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
                                                                                        Ban truyền thông - Hợp tác quóc tế HHLN

 Còn nữa...

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.465.983
Tổng truy cập: