HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
(17)- Hành trình khôi phục làng nghề dệt đũi Nam Cao trước nguy cơ "xóa sổ"
(Ngày đăng: 22/11/2020   Lượt xem: 299)

Làng nghề Nam Cao nổi tiếng với nghề ươm tơ, dệt đũi của tỉnh Thái Bình từng đứng trước nguy cơ "xóa sổ", đã được hồi sinh nhờ vào sự nỗ lực gìn giữ và phát huy nghề trồng dâu nuôi tằm của những con người có tâm huyết. Quá trình khôi phục này đã trở thành chủ đề của buổi nói chuyện "Hành trình khôi phục và phát huy di sản Việt Nam" do Ban Di sản nghề truyền thống, CLB Phụ nữ với di sản tổ chức. 

Buổi nói chuyện vừa diễn ra vào ngày 21-11 tại Hà Nội với sự góp mặt của các nhà nghiên cứu văn hóa, thành viên của CLB Phụ nữ với di sản và những người yêu thích sản phẩm nghề truyền thống.

Đây là dịp chia sẻ kiến thức, lan toả niềm đam mê với các loại hình di sản nghề truyền thống, qua đó khích lệ các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, doanh nhân, người tham dự không ngừng tìm hiểu và phát huy tri thức nghề thủ công truyền thống nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát huy di sản của cha ông cho thế hệ hiện nay và con cháu mai sau.

PGS. TS. Nguyễn Thị Hiền, Ban Di sản nghề truyền thống cho biết, hơn chục năm trước, trong khi nghề làm đũi Nam Cao đang thoi thóp, bà con làm ra sợi tơ, dệt thành miếng đũi mà không tiêu thụ được, nhiều người đã bỏ nghề, những người bám trụ, duy trì nghề thì không sống được với nghề.

Hành trình khôi phục làng nghề dệt đũi Nam Cao trước nguy cơ "xóa sổ" ảnh 1

Quang cảnh buổi tọa đàm

Nhờ chị Lương Thanh Hạnh, một người có chồng quê ở Thái Bình đã cùng bà con vực dậy một vùng trồng dâu, nuôi tằm, và làm nên các sản phẩm mang đậm bản sắc lụa tơ tằm Việt Nam. Như vậy, nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt đũi không còn trong tình trạng khẩn cấp, mà nó đã khôi phục, phát triển, tạo nên thương hiệu.

Đối với một di sản như lụa tơ tằm Nam Cao, UNESCO quan tâm đến những nét văn hóa mang tính bản sắc của cộng đồng, đó là những tập tục, tập quán liên quan đến nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo đũi, dệt tơ tằm như các lễ hội, tập tục thờ tổ nghề, những nghi lễ liên quan đến nghề, hay những câu chuyện kể, bài thơ gắn với di sản, những trình diễn dân gian liên quan. UNESCO còn quan tâm đến các mối quan hệ xã hội giữa những nghệ nhân, người học nghề, hay mối quan hệ gia đình, làng xóm, mạng lưới xã hội, sự kết nối của con người, tổ chức liên quan, chẳng hạn, CLB Phụ nữ với di sản, Ban Di sản nghề truyền thống

"Lụa tơ tằm, các sản phẩm làm từ tơ tằm Nam Cao của Hanhsilk đã đẹp, còn đẹp hơn bởi đã biết khai thác những giá trị truyền thống mang đậm nét văn hóa của người dân vùng châu thổ sông Hồng, cũng như trân trọng những giá trị đó, những tri thức vô giá của bao thế hệ người trồng dâu nuôi tằm, kéo đũi, dệt vải tạo nên hàng trăm năm qua", PGS.TS Nguyễn Thị Hiền nói.

Hành trình khôi phục làng nghề dệt đũi Nam Cao trước nguy cơ "xóa sổ" ảnh 2

Các khách mời tham quan các sản phẩm tơ lụa Nam Cao

Chị Lương Thu Hạnh, chủ thương hiệu Hanhsilk chia sẻ, ban đầu làng nghề Nam Cao chỉ còn 2-3 người bám trụ với nghề nhưng đến nay, con số ấy đã lên tới hàng trăm. Để làm được điều này, chị và các cộng sự đã nỗ lực rất nhiều, mà trên hết là lòng đam mê, dám nghĩ và dám đương đầu. Trước đây, người dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm thì nay, công ty của chị đã bao thầu quy trình này từ A đến Z. Bên cạnh đó, các nghệ nhân còn được đơn vị đưa ra nước ngoài, tham dự các hội chợ quốc tế để trực tiếp nghe các du khách nước ngoài nhận xét về sản phẩm làng nghề.

Trước sự đón nhận nồng nhiệt của du khách quốc tế, các nghệ nhân đã có thêm động lực để bám trụ với nghề, tiếp tục cống hiến, truyền dạy và tạo nên các sản phẩm lụa tơ tằm hoàn toàn truyền thống, thân thiện với người sử dụng. Nhờ đó, làng nghề đã dần được khôi phục và đến nay đã có tới vài trăm người cùng tham gia vào việc sản xuất và làm lụa tơ tằm.

Tại buổi nói chuyện, không chỉ có thêm nhiều kiến thức về quy trình ươm tơ dệt vải của cha ông, khán giả còn trải nghiệm thêu trên khăn lụa dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân thêu.

                                                       Theo: anninhthudo.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.458.577
Tổng truy cập: