HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
NSƯT Thúy Ngần: Truyền tình yêu chèo cho thế hệ trẻ
(Ngày đăng: 27/07/2016   Lượt xem: 520)
Chia tay ánh đèn sân khấu khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, NSƯT Thúy Ngần đã chuyển sang giảng dạy, truyền tình yêu nghề cho thế hệ trẻ tới với nghệ thuật chèo.

Nói về những khó khăn khi bước vào sân chơi mới này, nghệ sĩ Thúy Ngần bộc bạch: “Thực ra hai cái sân chơi đối với cuộc đời mình, sân chơi nào tôi cũng thích bởi mỗi sân chơi có một đặc điểm riêng. Nếu như trên sân khấu tôi được hóa thân vào từng nhân vật, được sáng tạo trước khán giả thì khi chuyển qua vai trò là một cô giáo mọi chuyện hoàn toàn khác, nó khắc nghiệt hơn rất nhiều.

Tôi có thuật lợi là đã qua thực tế, có nhiều kinh nghiệm diễn xuất trên sân khấu, nhưng trên giảng đường tôi cần nắm vững về lý luận để có thể lý giải cho sinh viên. Đặc biệt với bộ môn nghệ thuật truyền thống như chèo, sẽ rất nguy hiểm nếu người giảng dạy không nắm không chắc kiến thức sẽ ảnh hưởng cả một thế hệ sinh viên - những người sau này sẽ giữ lửa, làm sống bộ môn nghệ thuật truyền thống”.

  NSƯT Thúy Ngần: Truyền tình yêu chèo cho thế hệ trẻ - Ảnh 1

Nghệ sĩ Thúy Ngần vẫn luôn nhớ nghề và sẵn sàng tham gia biểu diễn nếu bạn bè cần hỗ trợ.

Nghệ sĩ Thúy Ngần đã tự trau dồi kiến thức, lên thư viện trường Đại học sân khấu điện ảnh tìm tất cả các tư liệu, những cuốn sách lý luận về nghệ thuật chèo cổ. Chị luôn tâm niệm, mỗi vấn đề mình phải hiểu thật chắc, để có thể vững vàng trả lời cho các em sinh viên, không ấp úng.

“Trong vai trò một cô giáo, các em sinh viên vào đây để học nghề lúc nào tôi cũng nghĩ các em giống như con của mình, không những mình được dạy mà còn được dỗ. Tôi muốn truyền hết những hạnh phúc, kinh nghiệp của mình đã trải qua, phân tích cho học sinh để khiến các bạn ấy yêu thêm nghề đã được chọn”, nữ nghệ sĩ bộc bạch.

“Nhiều em sinh viên trước khi thi vào đây, họ đơn giản nghĩ là thích văn công, văn nghệ chứ chưa yêu. Nhưng sau bốn năm học nhiều em sinh viên đã trưởng thành, họ còn tâm sự nếu kiếp sau được chọn nghề vẫn tiếp tục chọn nghề nghệ sĩ, chọn nghệ thuật truyền thống. Đó thực sự là món quà vô cùng quý giá đối với tôi, nhìn sự thành công của các em thì tôi biết quyết định của mình đã đúng. Nghệ thuật chèo nói khó thì không đúng bởi, nó chỉ khó với những người không có năng khiếu, nhưng với những ai có tài năng, chỉ cần nắm cơ bản có thể thỏa sức sáng tạo. Tôi thực sự nhìn thấy mình trong các em, nhớ lại những ngày tháng khi tôi biết “yêu” chèo”, nghệ sĩ nói.

Nhiều trải nghiệm mà chỉ có trong môi trường sư phạm mới có được, nữ nghệ sĩ kể lại: “Cứ thời gian rảnh là tôi lại cùng sinh viên đi trao quà, biểu diễn ở vùng sâu vùng xa. Những chuyến đi mà cô trò nước mắt vòng quanh bởi chứng kiến những đứa trẻ trên đỉnh Simacai co ro trong gió lạnh, vậy mà khi có đoàn nghệ thuật lên, các bạn nhỏ nhiệt tình xách nước cùng cô giáo rửa sân khấu, vốn là các bục chào cờ của trường. Giây phút đó khiến tôi nhớ lại cảm giác của mình những tháng năm xưa, khi còn đang là diễn viên nhà hát đi diễn ở nông trường cao su cả tháng trời”.

NSƯT Thúy Ngần cũng tâm sự: “Các em học sinh tuy có ngô nghê một chút, biểu diễn theo bản năng, nhưng chính nét hồn nhiên đó giúp tôi “học” ở các em rất nhiều. Tôi thấy mình thực sự may mắn khi vừa được dạy, lại được “học””. Chị có nói thêm, nghệ thuật chèo truyền thống rất chân thực, nếu dùng kĩ xảo (diễn bằng ngoại hình, không có nội tâm) thì khán giả sẽ không bao giờ chấp nhận. “Tôi luôn nhấn mạnh cho các em, nghệ thuật chèo dùng chèo tả ý, trong chèo thiếu tính ước lệ không gọi là chèo nữa. Tôi đã vận dụng mấy chục năm kinh nghiệm là diễn viên, kết hợp những lý luận trau dồi học để cho các học sinh có thể hiểu đúng, hiểu sâu về môn nghệ thuật này”, nghệ sĩ Thúy Ngần nói.

Chị còn chia sẻ, có những em học sinh vào đây học nản lòng và tâm sự, “cô ơi, con thấp, xấu thế này có được không, con chỉ có chất giọng có được không. Tôi nói với em thế này, sân khấu chúng ta là bê cả xã hội lên, em thấp đóng con sen, con ở, những người cao đóng hoàng hậu thứ phi. Em có giọng hát trời phú là rất tốt. Trong sân khấu nhất thanh nhì sắc, em cứ yên tâm, em “có bột sẽ gột nên hồ”. Nếu không em có thể chuyển sang diễn hề, nữ đóng giả nam rất đáng yêu. Những lời khuyên chân thành đó đã giúp rất nhiều em sinh viên thành công và hiện nhiều bạn đang làm diễn viên nổi tiếng ở các nhà hát địa phương”.

Khi đặt ra câu hỏi, thế hệ những nghệ sĩ “đại thụ” như chị đã qua rồi, chị có lo lắng trước nguy cơ nghệ thuật chèo truyền thống bị mai một, NSƯT Thúy Ngần khẳng định: “Thực sự trăn trở này đã theo chúng tôi đã lâu lắm rồi, những nghệ sĩ như tôi luôn buồn khi một số khán giả đã thờ ơ với bộ môn nghệ thuật truyền thống, thậm chí một số còn buông lời chế giễu. Nhưng chúng tôi đều nghĩ họ chế giếu chúng tôi chính là chế giễu họ, là người Việt Nam tại sao họ không yêu nghệ thuật truyền thống nước mình.

Nhưng đó là suy nghĩ xưa, còn bây giờ tôi không lo mất, thế hệ trẻ rất yêu chèo. Bộ giáo dục đã đưa những tác phẩm chèo kinh điển vào trong văn học. Và sau đó, khi các em được truyền tải qua tác phẩm, các em được xem biển diễn càng thấm, hiểu thêm về một xã hội ngày xưa. Tôi còn nghĩ, chèo không thể mất đi được bởi những câu hát đã thành mô hình nhân vật, câu chèo như đi vào đời sống nhân vật, chèo tuy cũ nhưng vẫn mới, đầy ắp thông điệp xã hội. Đặc biệt, thế hệ trẻ bây giờ nhiều bạn có kiến thức nền rất tốt về chèo, những tác phẩm chèo”.

  NSƯT Thúy Ngần: Truyền tình yêu chèo cho thế hệ trẻ - Ảnh 2

NSƯT Thúy Ngần trong vai diễn để đời Xúy Vân

Nữ nghệ sĩ chia sẻ thêm về việc đưa chèo tới gần với cuộc sống hiện đại. “Để chèo có thể đi vào đời sống hiện đại hơn chúng tôi đã dùng lời hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh, những vấn đề thời sự nhưng vận dụng giai điệu chèo truyền thống để truyền tải thông điệp. Ví dụ, khi tôi ăn mặc một bộ vest công sở, trong vai một bà giám đốc lớn, nếu nhìn vào bạn sẽ thấy “rất kịch”, nhưng khi chúng tôi cất lời thoại bạn sẽ nhận ra đó là giai điệu chèo”, nghệ sĩ Thúy Ngần nhấn mạnh.

Chèo truyền thống sẽ ngày càng phát triển bởi những nghệ sĩ như Thúy Ngần sẽ luôn nuôi dưỡng, truyền tình yêu cho thế hệ trẻ thêm yêu, trân trọng và phát triển những môn nghệ thuật truyền thống của đất nước.

                                                                                                Theo: nguoiduatin.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.466.300
Tổng truy cập: