Nghề
chính của người Sán Dìu là làm ruộng. Họ đã tiếp cận và vận dụng nền văn minh
lúa nước từ rất lâu. Người Sán Dìu tự chế tạo ra cày, bừa, cào kéo, cào tám,
cào ba, cào làm cỏ lúa...
Là cư dân nông nghiệp nên trong một năm, người Sán Dìu có
nhiều lễ tiết. Tháng 7 âm lịch, họ có Tết Mười Tư (14.7). Tết này được tổ chức
trong khuôn khổ gia đình hoặc dòng tộc. Vào ngày đó, cả làng, bản, dòng tộc làm
lễ cúng gia tiên và thần Nông cẩn báo với các bậc linh thiêng: Công việc đồng
áng cấy cày vụ mùa đã xong, tiết hạ đã qua và chuyển sang tiết thu, nhà nông
sắp sửa làm những công việc mới của tiết thu. Người Sán Dìu thường gọi Tết Mười
Tư là “Lễ rửa cày bừa” hoặc “Lễ lên đồng” vì trước đó họ có “Lễ xuống đồng” vào
dịp đầu tháng 6 âm lịch, lúc sắp bước vào cấy vụ mùa.
-
-
-
-
-
-
Chuẩn bị lễ vật trước ngày tổ chức.
Lễ vật đặc sắc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên, thần
Nông trong Lễ rửa cày bừa là món bánh nhân điền. Nguyên liệu để làm loại bánh
này gồm: Bột gạo nếp, nhân bánh là đỗ xanh (mặn hoặc ngọt), lạc rang, đường đen
và lá mít. Nguyên liệu dùng làm bánh là sản phẩm của vụ mùa năm trước dành để
cúng tạ thần Nông, gia tiên với mong ước vụ mùa năm nay được mưa thuận gió hòa,
cho thu hoạch cao hơn năm trước...
Ngày nay, mặc dù thời điểm kết thúc công việc cấy trồng vụ
mùa có sớm hơn do sử dụng các giống lúa ngắn hạn, nhưng Lễ rửa cày bừa của
người Sán Dìu vẫn được duy trì tổ chức đúng ngày. Chỉ có điểm khác xưa: Sau
ngày Lễ rửa cày bừa, người Sán Dìu không còn tổ chức đi soọng cô để thụ hưởng đời
sống văn hóa tinh thần, thay vào đó, họ đi làm các việc về kinh tế...
Theo dân việt