KIẾN TRÚC VIỆT TRUYỀN THỐNG (Traditional Vietnamese architecture)
Cổng làng
(Ngày đăng: 23/04/2023   Lượt xem: 143)

Cái cổng đáng yêu nhất vẫn là cái cổng làng... Cái cổng làng đã tiễn lớp lớp trai gái ra đi xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Trong số đó có nhiều người đã thành danh và cũng có rất nhiều người mãi mãi không bao giờ trở về nữa. Họ chính là những anh hùng của quê hương đất nước. Rồi cũng chính cái cổng làng ấy, đã dang tay đón những người già yếu, thương bệnh binh trở về và cả những người lầm đường lạc lối.

chiec-cong-lang-1657449878.jpg

Dường như, mỗi một chúng ta ai ai cũng phải chui qua không biết bao nhiêu cái cổng trong cuộc đời? Và chắc chắn rồi, cái cổng đầu tiên ấy là của mẹ. Ta bị kéo từ trong bóng tối ra ánh sáng, và cái cổng cuối cùng người ta đẩy ta từ ngoài sáng vào trong bóng tối... Khác chăng khi bị kéo ra ánh sáng thì ta khóc và họ cười, còn khi họ đẩy chúng ta từ ngoài sáng vào tối, thì họ khóc vì ta...

Cái cổng đáng yêu nhất vẫn là cái cổng làng... Cái cổng làng đã tiễn lớp lớp trai gái ra đi xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Trong số đó có nhiều người đã thành danh và cũng có rất nhiều người mãi mãi không bao giờ trở về nữa. Họ chính là những anh hùng của quê hương đất nước. Rồi cũng chính cái cổng làng ấy, đã dang tay đón những người già yếu, thương bệnh binh trở về và cả những người lầm đường lạc lối.

Phía sau cổng làng là cả một thế giới tuổi thơ, biết bao vui buồn cùng những mối tình đơn phương. Có đứa đến khi hy sinh, đồng đội mới tìm thấy mảnh giấy ghép đôi với một người con gái nằm dưới đáy ba lô. Đó là kỷ vật có giá trị nhất để trao trả cho gia đình. Giờ đây, đứa nào đầu cũng đã hai thứ tóc. Cứ mỗi lần có dịp về quê gặp nhau, gặp lại những mối tình của tuổi học trò, rồi cùng nhau thắp nén hương lòng cho người bạn chưa kịp nói từ yêu đã hy sinh khi tuổi mới mười tám, đôi mươi.

Sau cổng làng là tiếng sáo diều, mùi ẩm mốc của rơm rạ chìm trong tiếng à ơi của mẹ. Hoặc đâu đó, ta tìm thấy tiếng nghêu ngao của gã gác nhà đòn chẳng biết say, hay tỉnh chửi trời chửi đất, cùng tiếng kẻng chói tai làm từ vỏ bom dưới gốc đa già thuở  ấy... Những ký ức đó dù có đi đâu, về đâu ta cũng không thể quên. Bởi vậy, bao năm xa quê ta vẫn khát khao tìm về.

Và cũng sau cái cổng làng đó là sự ràng buộc, như một kết nối tâm giao, nối kết từ dòng họ này sang dòng họ khác mà ngàn đời xưa vẫn vậy... Cái cổng làng đã trở thành chiến lũy từ bao đời nay. Nó đã trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm để viết nên những trang sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Và nó như bia tượng để khắc tên làng văn, làng võ, làng nghề… Sự đoàn kết của làng đã tạo nên sức mạnh. Mỗi làng dường như đều có những nét, và tập tục riêng biệt. Đó cũng là hương ước của mỗi làng.

Thế nhưng, vẫn còn có những con người, tưởng chừng đã được hạ cánh an toàn, song đến cuối đời phải bỏ làng ra đi, bởi những tham vọng tầm thường và ích kỷ. Họ đã chui qua cái cổng có con đường tịt lối của những kẻ đã mang đầy dã tâm. Có lẽ, bao của cải chia chác, cướp được rồi chúng xài sẽ hết, nhưng sự thất đức, và tên tuổi chúng sẽ không thể gột rửa.

Vâng! Và nạn nhân của chúng là những người cùng khổ sau cánh cổng làng ấy. Cũng chính họ, người khắc tên tuổi các danh nhân, hay những kẻ tội đồ bằng tấm bia lòng mình, để tạc lên cổng làng vậy.

                                                 Theo:  vanhoavaphattrien.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

33
Đang xem:
72.911.670
Tổng truy cập: