KIẾN TRÚC VIỆT TRUYỀN THỐNG (Traditional Vietnamese architecture)
Về thăm làng biệt thự cổ hơn 500 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội
(Ngày đăng: 26/12/2018   Lượt xem: 1043)
Về thăm làng biệt thự cổ hơn 500 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội
 
Ngôi làng hơn 500 năm tuổi đang mất dần những nét kiến trúc cổ xưa do sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng nơi đây vẫn có những ngõ nhỏ, ngôi biệt thự, nhà 5 gian... nhuộm màu sắc thời gian.


Ngôi làng hơn 500 năm tuổi đang mất dần những nét kiến trúc cổ xưa do sự phát triển kinh tế - xã hội
.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, làng cổ (làng Cựu, xã Văn Tự) có tuổi đời hơn 500 năm với nhiều nét cổ kính, thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan mỗi năm, tuy nhiên, nơi đây đang dần mất đi những nét cổ kính vốn có do không có một biện pháp nào được đưa ra để bảo tồn và gìn giữ. Đơn thuần, hàng chục ngôi biệt thự, nhà cổ tại đây chỉ là nơi thờ cúng, sinh sống của người dân.

Có mặt tại làng Cựu (xã Văn Tự, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) vào một ngày đầu đông đầy nắng, nhiều đoạn đường đã được phủ bê tông khiến nơi đây không còn giữ được nét cổ kính vốn có. Tuy nhiên, vẫn còn những trục đường ghép bằng gạch đỏ, những ngõ nhỏ được trải đá xanh bản lớn, nhuốm màu rêu phong.

Loa phát thanh văng vẳng những bài nhạc Trịnh Công Sơn càng mang lại cho khách tới thăm những cảm nhận về sự hoài cổ khi bước trên con đường, 2 bên là dãy cổng, biệt thự cổ có tuổi đời cả trăm năm.




Những con đường trải đá xanh bản lớn nay còn lại rất ít.

Trong ngôi nhà 5 gian cổ kính tại đây, ông Nguyễn Thiện Tứ (74 tuổi), cháu đời thứ 4 của dòng họ Nguyễn nhớ lại, các cụ kể lại rằng ngôi làng này nằm bên dòng Nhuệ Giang, hơn 500 trước, một người đàn ông họ Trần về đây đánh cá, rồi an cư lập nghiệp, thành lập nên làng Cựu đến tận bây giờ.

Nghĩ về thời kỳ hình thành những ngôi biệt thự cổ, ông Tứ háo hức kể, biệt thự cổ tại đây phần lớn được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20, tuổi đời cũng trên trăm năm.

Những ngôi nhà cổ tại đây có tuổi đời hàng trăm năm nhưng rất ít ngôi nhà còn giữ được nét cổ kính nguyên vẹn.

Từ thời nhà nước cải cách ruộng đất, nhiều ngôi biệt thự lớn được chia cho 5-7 hộ ở, rồi họ phá đi xây nhà lối kiến trúc Việt, hoặc trùng tu, cơi nới phá hỏng nét đẹp vốn có của những ngôi biệt thự.

Theo ông Tứ, ngày xưa, đường đi ở đây đều được trải bằng đá xanh phiến lớn, từ những năm 1996, đường chính được đổ bê tông, 4 hàng đá phiến trải đường cũng biến mất, chỉ còn 1 số ngõ nhỏ là gìn giữ được con đường trải đá.

Làng Cựu hiện còn khoảng hơn 20 căn nhà, biệt thự vẫn mang nét cổ kính, nhưng chỉ số ít còn giữ được sự nguyên bản, số còn lại đã bị xuống cấp do không được trùng tu, trông nom.

Hiện tại, một số hộ dân vẫn gìn giữ lại những ngôi nhà cổ để sinh sống và làm việc, tuy nhiên, những ngôi nhà được bắn thêm mái tôn, đổ lại ô văng cửa, lát lại sân, phá vỡ kiến trúc cổ vốn có.

Nhiều nhà cổ được bắn thêm mái tôn, đổ lại ô văng cửa phá vỡ kiến trúc cổ vốn có.

Nhiều hộ đi làm ăn xa, chỉ ngày lễ tết, ngày rằm về nhang khói tổ tiên rồi lại đi nên các công trình này không thường xuyên được trùng tu, xuống cấp, phủ bụi,...

Qua nhiều năm tháng, nhiều ngôi nhà mái bằng, biệt thự hiện đại cũng được dựng lên, nổi bật giữa nét cổ kính, biến làng Cựu thành một “mớ kiến trúc hỗn độn".

Nơi đây trước kia rất yên bình, cổ kính, nhiều đoàn thăm quan đến đây du lịch mỗi năm, cũng có những đoàn làm phim về đây, lấy bối cảnh để dựng phim về thời chiến. Khoảng mấy năm trở lại đây, số lượng các đoàn về đây cũng thưa dần: “Cũng lâu lắm rồi không thấy những anh chị người Tây đứng chụp ảnh, cười đùa”, ông Tứ nói.

Một số nhà cổ được người dân sơn lại.

Kế hoạch vẫn bị bỏ ngỏ Ông Nguyễn Ngọc Dương, Chủ tịch UBND xã Vân Từ, cho hay phía địa phương cũng đã rất nhiều lần kiến nghị để các cơ quan chức năng có kế hoạch duy tu, sửa chữa nhưng kế hoạch vẫn đang bị bỏ ngỏ, chưa có 1 động thái nào từ cấp trên.


Các ngôi nhà, biệt thự cổ này là di sản văn hóa rất quý giá và độc đáo, xã cũng đã nhiều lần kêu gọi bà con giữ gìn và bảo tồn, không phá đi để làm mới, đợi nhà nước có động thái, hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát triển nơi đây thành nơi du lịch cho khách tham quan.


              Những kế hoạch bảo tồn nơi đây vẫn đang được bỏ ngỏ.

“Sở Văn hóa Thông tin thành phố Hà Nội cũng đã về đây khảo sát, phía huyện cũng đã có chủ trương và đang tích cực mở tua du lịch làng cổ, làng nghề may, tuy nhiên từ đó đến giờ vẫn chưa có kinh phí để bảo tồn, vẫn còn bỏ ngỏ”, ông Dương nói.

                                                                                       Theo: thegioitre.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.467.691
Tổng truy cập: