KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Người mang nghề về cho nông dân
(Ngày đăng: 26/05/2016   Lượt xem: 345)
Ở thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, cơ sở chuyên đào tạo và sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu Trường Bộ đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn.


Đây là mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp "thân thiện với môi trường" nằm trong HTX dịch vụ thủy sản Tân Đô.

Nhận thấy nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là lúc nông nhàn, vợ chồng anh Giang Văn Bộ, chị Nguyễn Thị Xuân Trường quyết tâm mang nghề mây tre đan về phát triển ở địa phương. Năm 2007, vợ chồng anh lặn lội xuống huyện Chương Mỹ - cái nôi của nghề mây tre đan - để học nghề. Khi về địa phương, anh Bộ cùng với vợ vận động và trực tiếp dạy nghề mây tre đan cho bà con trong xã.

Nghề này tuy không cần nhiều sức, thích hợp với mọi lứa tuổi nhưng đòi hỏi phải có tính kiên trì. Bước đầu thành lập, cơ sở của gia đình anh gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, hàng hóa truyền thống làm ra không đủ sức cạnh tranh với hàng công nghiệp nên khó tìm thị trường tiêu thụ. Nhưng nhờ lòng kiên trì và chủ động sáng tạo ra các mẫu mã mới nên những sản phẩm của gia đình anh đã dần chiếm được thị trường. Từ những mặt hàng nhỏ có giá thấp trên dưới 100.000 đồng, cơ sở đã tiến tới sản xuất những sản phẩm có giá cao hơn. Đến nay, nhiều mặt hàng như giỏ, đĩa, cốc, khay... làm bằng nguyên liệu mây tre đan của cơ sở Trường Bộ đã có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài nước. Bà Bùi Thị Hòa (thôn Viên Châu, xã Cổ Đô) cho biết: "Tôi đã theo học nghề mây tre đan này khi cơ sở mới thành lập, hiện mỗi ngày tôi làm được khoảng 2 - 3 sản phẩm, thu nhập 50.000 - 70.000 đồng".

Nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm, anh Bộ chủ động tìm đầu mối trực tiếp thu mua nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm không qua khâu trung gian. Sản phẩm làm ra đến đâu đều được tiêu thụ đến đấy, nên đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 400 lao động trên địa bàn, vào dịp nghỉ hè có thể lên tới hơn 500 lao động. Nhiều xã viên ở các địa phương khác cũng tìm đến cơ sở của anh để học nghề. Mỗi sản phẩm làm ra tùy theo từng kích cỡ mà có giá trị khác nhau, trung bình từ 20.000 - 25.000 đồng… Thu nhập bình quân của các xã viên từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, do thiếu mặt bằng mở rộng sản xuất nên mong muốn lớn nhất của vợ chồng anh Bộ hiện nay là được chính quyền địa phương tạo điều kiện về mặt bằng và được hỗ trợ vay vốn. 

                                                                               Theo kinhtedothi.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.466.518
Tổng truy cập: