Sáng nay 6.9, Hội
nghị toàn cầu lần thứ 2 về nông nghiệp, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu
đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của 500 đại biểu đến từ 150 quốc gia và
20 tổ chức quốc tế.

Ngày càng nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long trồng bưởi "sạch"
- Ảnh: Quang Duẩn
|
Phát
biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nông nghiệp,
trong đó có sản xuất lương thực, có vị trí rất quan trọng đối với nhiều quốc
gia trên thế giới. Nó quyết định việc bảo đảm an ninh lương thực, góp phần giải
quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội...
Đối
với Việt Nam,
Thủ tướng khẳng định, nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng và luôn được ưu
tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy
nhiên, Việt Nam cũng là một nước thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên
tai, biến đổi khí hậu, chỉ tính riêng 5 năm 2007-2011, bình quân mỗi năm thiên
tai làm chết trên 430 người, gây thiệt hại về tài sản tương đương gần 1% GDP.
Nhiệm
vụ phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, phòng chống giảm nhẹ
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng đặt ra đối với
Việt Nam
trong thời gian tới là rất nặng nề.
“Để
ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, chúng tôi đã thành lập Ủy
ban quốc gia về biến đổi khí hậu, do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ
tịch. Đang tập trung thực hiện Chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững; xây dựng và thực hiện chiến lược
tăng trưởng xanh; phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp
sạch, chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, phân bón, hóa chất;
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu; tăng cường công tác truyền
thông nâng cao ý thức của toàn dân về ứng phó với biển đổi khí hậu”, Thủ tướng
nói.
Bộ
trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Việt Nam
đã nỗ lực xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường để đảm bảo an
ninh lương thực trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Việt
Nam đã quan tâm và đang nỗ lực nhằm giảm thiểu những tác động của biến đổi khí
hậu đến sản xuất nông nghiệp, phối hợp triển khai thực hiện chương trình mục
tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng kế hoạch hành động trong lĩnh vực
nông nghiệp để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, nghiên cứu các giống cây
trồng, vật nuôi và kỹ thuật sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu
sử dụng các hóa chất độc hại trong nông nghiệp”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Tại
hội nghị, các đại biểu quốc tế đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc xây
dựng nền nông nghiệp thân thiện với môi trường là một trong những phương cách
hữu hiệu để thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực.
Theo thanh niên