BÁU VẬT & KIỆT TÁC
Ô nhiễm làng nghề, dân chịu hậu quả
(Ngày đăng: 14/09/2015   Lượt xem: 765)

Xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) với nghề truyền thống là chế biến nước mắm (làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn), được công nhận từ năm 2006. Tuy nhiên, cũng từ đó đến nay, ô nhiễm môi trường ám ảnh người dân.

Khói từ nhà máy chế biến hải sản bốc ra mỗi ngày.

Có mặt tại xã Diễn Ngọc vào cuối buổi sáng một ngày nắng nhẹ, từ đầu con đường đi vào các thôn Ngọc Vấn, Ngọc Minh, Yên Quang... nồng mùi nước mắm và đặc biệt là mùi ôi thiu từ các loại thủy sản phơi trên đường.

Người dân cho biết, từ khi thành lập làng nghề, nhiều cơ sở chế biến mọc lên, nhưng hệ thống xử lý nước thải ngừng hoạt động nên khu xử lý nước thải lại chính là nơi gây ra mùi hôi thối nồng nặc nhất.

Xã Diễn Ngọc có gần 10 cơ sở, hộ gia đình sản xuất chế biến cá, tuy nhiên trên thực tế nhiều hộ gia đình đã làm trái với dự án làng nghề truyền thống: nhiều loại hải sản để chế biến được mua và vận chuyển từ các địa phương khác về đã bị ôi thiu. Đặc biệt là khi phơi sấy và chế biến, khí từ các lò đốt đã tỏa ra cả một vùng. 

Hải sản hầu hết được vận chuyển từ các tỉnh, huyện khác về mỗi ngày đến hàng trăm tấn. Sau đó được cho vào máy xay cả ngày lẫn đêm ngay giữa khu dân cư, gây mùi hôi thối, mùi khét của các loại hải sản bị đốt trực tiếp.

Tiếng ồn của máy, khói bụi của than đá, nước thải các loại hải sản trộn lẫn với các loại hóa chất độc hại thải trực tiếp ra sông, phần còn lại chảy lan ra xung quanh thấm sâu vào lòng đất. Các giếng nước ăn bị ô nhiễm nghiêm trọng không thể sử dụng, không khí bị ô nhiễm.

Các xóm: Ngọc Vấn, Ngọc Minh, Yên Quang và xóm Đông Lộc thuộc xã Diễn Ngọc đã có 26 người chết do mắc bệnh ung thư phổi. Hiện đang có 10 người đang bị ung thư phổi giai đoạn đầu và giai đoạn cuối đang điều trị ở các bệnh viện tỉnh và Trung ương.

Mùi hôi xả ra từ các cơ sở này quá kinh khủng, nhất là khi họ thải nước ra các bể lọc nước thải. Các bể lọc này không có đáy lót bên dưới mà chỉ có đất không. Khi mưa xuống, không khí bốc mùi không tài nào chịu được, nguồn nước ngấm xuống giếng gây ô nhiễm trầm trọng.

Đến nay thì bể lọc này không còn tác dụng nữa, thậm chí nó lại là nơi gây ra ô nhiểm nguồn nước- người dân cho biết. Ngoài ô nhiễm nguồn nước, người dân trong vùng còn phải chịu cảnh tra tấn từ khói bụi, mùi cá hôi tanh nồng nặc và tiếng máy xay cá ầm ầm suốt ngày đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống.

Được biết, khi đưa hệ thống xử lý nước thải vào sử dụng, do bể xây dựng quá sâu, không có hệ thống chống thấm, không có nắp đậy nên nước thải sau khi lọc không thoát ra ngoài được mà đọng lại, bốc mùi hôi thối.

Điều này dẫn đến nước thải ngấm xuống đáy bể vào lòng đất, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân. Bể chứa trở thành ao tù nước đọng sủi bọt, nổi bong bóng...mùi hôi thối bay xa hàng km và chất thải tuồn xuống Cảng cá Lạch Vạn. 

Bể xử lý nước thải gần 2 tỈ đồng nay chỉ là bể đựng rác thải.

Xã Diễn Ngọc còn có trên 100 cơ sở chế biến nhỏ lẻ, những cơ sở này cũng chỉ chú trọng lợi nhuận chứ không quan tâm đến khâu xử lý môi trường.

Trước tình trạng trên, UBND xã Diễn Ngọc đã mua hóa chất về xử lý ô nhiễm tại các bể lọc của làng nghề và tổ chức ký cam kết đảm bảo môi trường trong sản xuất với các cơ sở. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp xử lý nước thải trước khi xả ra bể lọc được các đơn vị thực hiện rất sơ sài, cơ bản là vẫn xả thẳng ra bể chứa mà không qua xử lý.

Quá bức xúc vì ô nhiễm, cuối tháng 7 vừa qua, hàng trăm người dân xã Diễn Ngọc đã nhiều lần phản đối. Chính quyền phải ra sức thuyết phục người dân bình tĩnh. Tuy nhiên đến nay vấn đề vẫn chưa được xử lý.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dũng- Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho biết: Xã cũng đã xử lý các cơ sở chế biến, tuy nhiên vấn đề là đây là một làng nghề, lại sản xuất chế biển thủy sản nên không tránh khỏi mùi hôi. Thời gian tới sẽ tiếp tục xử lý các cơ sở không đủ điều kiện về môi trường.

Tháng 8 vừa qua, sau khi người dân tụ tập phản đối, huyện đã thành lập đoàn và đã có kết luận xử lý các cơ sở này và hiện nay các cơ sở này cũng đã dừng hoạt động để nâng cấp hệ thống xử lý môi trường, ông Dũng cho biết thêm. 

Được biết, Diễn Ngọc là xã vùng biển với nhiều tiềm năng đánh bắt, chế biến thủy, hải sản. Số tàu thuyền thường xuyên ra vào bến với gần 500 chiếc, mỗi ngày có khoảng vài trăm tấn cá vào cảng.

Năm 2006, làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc được thành lập trên diện tích 2,16 ha. Cùng với đó, Diễn Ngọc còn được hỗ trợ hơn 1,8 tỉ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải của làng nghề với bể chứa hơn 400 m3.

                                                                                                               Theo: daidoanket.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.462.367
Tổng truy cập: