BÁU VẬT & KIỆT TÁC
Bộ chiêng M’Lem – Kho nhạc cụ quý ở đất Gia Lai
(Ngày đăng: 14/01/2015   Lượt xem: 635)

Gia Lai là một vùng văn hóa với một kho tàng nhạc khí được chế tác bằng kim loại rất đồ sộ trong đó có cồng chiêng. Cồng chiêng có một giá trị đặc biệt trong đời sống của cư dân bản địa. Ở Gia Lai trước đây nhà nào cũng có một vài bộ cồng chiêng, có nhà hàng chục bộ. Có những bộ chiêng trị giá 20- 30 con trâu. Cồng chiêng biểu hiện cho sự giàu có và hùng mạnh.

 


Vượt ra ngoài những yếu tố về âm nhạc, về tinh thần chúng là niềm tự hào của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Bởi cồng chiêng và âm nhạc cồng chiêng gắn bó với vòng đời người và đồng bào các dân tộc đã sử dụng theo hình thức cha truyền con nối.
 
 

Cồng chiêng là một loại nhạc khí thể hiện tính cộng đồng rất cao. Trong tất cả những lễ hội ở Gia Lai và kể cả những công việc nhỏ của gia đình đều không thể thiếu cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự đi vào đời sống hàng ngày của đồng bào một cách gắn bó. Tiếng cồng chiêng xuyên suốt một đời họ, thực sự là linh hồn của các dân tộc nơi đây. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đều có những bộ chiêng riêng của mình và đặc biệt là phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng.

 

Hiện nay ở Gia Lai, đồng bào Jarai, Bahnar vẫn sử dụng thông thường nhất 3 loại chiêng: Chiêng Lào- được đưa từ Lào sang; chiêng Yuan - do người Kinh đúc; Chiêng Kur - được đưa từ Campuchia về.
Chiêng M’lem hay còn gọi là Chiêng Ơi Yoh hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Gia Lai, được sưu tầm tại làng Sâm, xã Ja Goc, huyện Ia Dao, Campuchia của ông Rmah Yoh - là chi nhánh lớn nhất trong dòng họ Rmah. Bộ chiêng này có 7 chiếc, gồm có 6 chiêng và một cồng. Chiếc lớn nhất có đường kính 17cm, chiếc nhỏ nhất có đường kính 12cm. Người ta kể lại rằng: Thuở ấy, cách đây đã lâu lắm rồi, Rmah Yoh làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn từ Hàm Rồng đến tận An Phú. Năm ấy mất mùa, dân làng rơi vào cảnh đói kém, Rmah Yoh đã đem bộ chiêng này và voi để đi bán cho Lào, hoặc Thái Lan. Đi ngang đường, thấy măng đã mọc cao - cho rằng mùa đói đã qua, ông đem voi và chiêng cùng cả đoàn nô lệ về, không đi bán nữa. Quay về ông nói với họ hàng: Đây là bộ chiêng thiêng, những người trong dòng họ Ơi Yoh mới được giữ, chỉ được dùng trong lễ cúng dòng họ, và khi làm lễ ở nhà rông cầu tế thần linh. Vào thời kỳ người Xê đăng lớn mạnh, họ đã kéo đến đánh người Jrai, giết 8 người con trai trong dòng họ Ơi Yoh chôn ở 8 chái cột nhà rông - biểu tượng sức mạnh của mình. Những người trong dòng họ Ơi Yoh đã phải đem bộ chiêng này chạy trốn, sau nhiều đợt di chuyển, ngày nay một bộ phận của dòng họ này đã rời sang làng Sâm, xã Ja Goc, huyện Ia Dao, Campuchia.

 

Theo bà Nguyễn Thị Côi - Cán bộ kiểm kê Bảo tàng cho biết “Năm 1987 để phục vụ cho đợt triển lãm văn hóa các dân tộc trong tỉnh, ông Đinh Vân Sơn - nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh và bà Nguyễn Thị Kim Vân - hiện là Giám đốc Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm bộ chiêng này từ ông Rmah Hanh - một người trong dòng họ Rmah. Đây là bộ chiêng quý, chỉ dùng để đánh trong các lễ cúng dòng họ và khi cúng tế thần linh”.

 

Đến nay, đã trải qua 27 năm, bộ chiêng này vẫn được gìn giữ và bảo quản nguyên trạng như lúc ban đầu và không ngừng phát huy giá trị của nó. Bộ chiêng đang trưng bày tại phòng “Đời sống văn hóa tinh thần” của Bảo tàng tỉnh, giới thiệu đến khách tham quan những hiện vật mang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc bản địa trên mảnh đất Gia Lai đạm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
                                                                     Theo : dulichvn.org.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

62
Đang xem:
72.409.543
Tổng truy cập: