NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
NSND Xuân Hoạch: Đam mê hát xẩm, trăn trở phục chế nhạc cụ cổ truyền
(Ngày đăng: 21/07/2016   Lượt xem: 712)

Nghệ sĩ Xuân Hoạch vẫn luôn trăn trở phục chế nhạc cụ cổ xưa thuần tuý bằng dây tơ tằm. Ngoài đam mê với xẩm, ông còn là nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề.

Tháng nào cũng vậy, người dân Thủ đô nếu có trót “tương tư” ôm tình cảm với dòng nhạc dân tộc đều không thể bỏ qua những buổi biểu diễn mang đậm không khí âm nhạc thời xưa tại Phố Cổ. Một trong những nghệ sỹ dân gian vẫn đang cố phục chế nhạc cụ cổ xưa thuần tuý bằng dây tơ tằm là NSND Xuân Hoạch. Ngoài đóng góp cho dòng nhạc cổ truyền với sở trường hát xẩm, ca trù, nghệ sỹ kiêm luôn vai trò người thợ làm đàn khi sở hữu cả bộ đàn dân tộc mà ông kỳ công chế tác bằng những vật liệu đơn sơ.

  NSND Xuân Hoạch: Đam mê hát xẩm, trăn trở phục chế nhạc cụ cổ truyền - Ảnh 1

NSND Xuân Hoạch (phải) luôn đồng hành cùng cây đàn hồ ông tự chế tạo trong các buổi lưu diễn.

Sau hàng chục năm gắn bó với hát xẩm, ông là một trong ba nghệ sĩ của Việt Nam được tổ chức World Masters - Những bậc thầy thế giới (WMOC) công nhận là nghệ nhân thế giới.Tìm đến nhà nghệ sỹ Xuân Hoạch, ấn tượng đầu tiên đó chính là gian nhà lá đậm chất cổ xưa này nổi bật trong ngõ Ao Phủ, phố Chùa Láng, Hà Nội.

Giữa không gian đặc biệt, cả chục cây đàn dân tộc với dáng vẻ độc đáo được treo bày kín trên bức tường phòng khách như đàn đáy, đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt... Đặc biệt, NSND Xuân Hoạch đã tự tay làm những cây đàn này. Chính những cây đàn đồng hành cùng nghệ sỹ mỗi khi lưu diễn là yếu tố làm nên những đoạn nhạc hát xẩm đưa đẩy, đầy hài hước và hấp dẫn thu hút khán giả trong nước lẫn quốc tế.

Điều làm nên “chất” riêng của NSND Xuân Hoạch có lẽ không chỉ dừng lại ở người nghệ sĩ hay nhạc công mà ông còn là một nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề. Sau hàng chục năm gắn bó với hát xẩm và nhạc cụ dân tộc, nghệ sĩ Xuân Hoạch tìm được thú vui tao nhã cho nghiệp đàn-ca của mình đó là tự tay phục chế, làm nên những chiếc đàn với nguyên liệu đơn sơ được cha ông dùng ngày xưa. Ông là một trong những nghệ sỹ đi đầu trong việc gìn giữ, phục chế nhạc cụ dân tộc với dây đàn làm bằng sợi tơ nguyên bản, khác với những sợi dây sắt, dây nylon ngày nay.

  NSND Xuân Hoạch: Đam mê hát xẩm, trăn trở phục chế nhạc cụ cổ truyền - Ảnh 2

Bộ sưu tập nhạc cụ dân tộc làm bằng dây tơ do NSND Xuân Hoạch dày công chế tạo.

Lý giải về chất liệu cổ xưa này, NSND chia sẻ: “Âm thanh của dây đàn làm từ sợi tơ tằm khác hẳn so với sợi nylon bây giờ. Chất liệu này chứa đựng nét tinh thần âm nhạc Việt Nam cổ xưa, mang âm thanh trầm, đục và sâu lắng hơn nhiều các nhạc cụ hiện đại. Có thể dây đàn tơ không tạo độ vang mạnh như dây nylon, dây sắt nhưng âm thanh ấm áp của nó phù hợp với giọng của các ca nương. Ngày xưa ông cha ta không sử dụng loa đài, mà chỉ biểu diễn mộc bên những tấm phản, nhà tranh làm tăng phần cộng hưởng âm thanh. Mọi yếu tố giản đơn đầy hoài cổ này làm nên điểm nhấn của các loại hình âm nhạc dân tộc”.

Mỗi khi gặp nghệ sỹ Xuân Hoạch, khán giả không khỏi ấn tượng bởi chiếc đàn hồ của ông. Chiếc đàn có đáy hình quả bầu độc đáo được gài vào thanh trúc. Không ai nghĩ rằng những vật liệu đơn sơ đó lại có thể tạo ra những âm thanh mới lạ, đầy mê hoặc.

“Chiếc đàn hồ nguyên bản vốn được tiệm bằng gỗ, lắp dây nylon từ thời Pháp. Tuy nhiên, chiếc đàn do tôi tự làm chỉ được chế tác từ trúc, quả bầu, gáo dừa, dây tơ… Trong suốt quá trình đàn, hát từ thời trẻ tôi đã mày mò làm chơi, không ngờ mọi thứ lại đơn giản mà cho ra âm thanh hay như vậy. Mục đích chỉ tình cờ là muốn kiểm tra chất lượng âm thanh thuần tuý từ xưa cha ông ta chơi như thế nào. Trải nghiệm rồi mới thấy dây tơ đem lại nhiều hiệu quả”, nghệ sĩ Xuân Hoạch kể lại.

  NSND Xuân Hoạch: Đam mê hát xẩm, trăn trở phục chế nhạc cụ cổ truyền - Ảnh 3
Ngay bên ngoài gian nhà tranh của nghệ sĩ Xuân Hoạch là những vỏ quả dừa, quả bầu còn chưa qua sơ chế, làm sạch.

Cây đàn hồ cùng đồng hành với nghệ sỹ cũng từ đó mang phong cách riêng, dân dã và cá tính. Đó chỉ là cành trúc nhỏ cùng khóm tre tạo hình, bên dưới là quả bầu như cái giỏ đánh cá của ngư dân thời xưa, cùng sợi dây tơ làm nên âm điệu. Thoạt nhìn không ai nghĩ rằng những sợi dây tơ nhỏ xíu lại đem đến âm thanh ấn tượng như vậy. Được biết, những sợi tơ tằm đã được bện, se lại và làm thành dây chắc chắn.

NSND Xuân Hoạch cũng lưu ý rằng đàn dây tơ không hề dễ sử dụng nếu người dùng không có nhiều kinh nghiệm bởi âm thanh từ dây tơ ngắn hơn nhiều các chất liệu khác. “Những nghệ sĩ lớn tuổi lứa chúng tôi vẫn đang nghiên cứu thay thế tất cả dây tơ cho những cây đàn hiện đại để mang lại âm thanh cổ truyền thuần tuý. Nhưng kéo đàn dây tơ còn yêu cầu nhiều thao tác phức tạp hơn đàn hiện đại, nên nếu người dùng không có kinh nghiệm sẽ không thu được kết quả mong muốn”, ông nói.

Mặc những trăn trở về việc phục chế đàn cổ ở lớp trẻ, nghệ sĩ Xuân Hoạch tự hào khi những thanh niên trẻ tuổi ngày nay vẫn còn tình yêu với xẩm và nhạc cụ dân tộc. Ông chia sẻ: “Thế hệ trẻ ngày nay học nhạc rất nhanh, nhưng phải vừa đàn vừa hát song hành mới làm nên “chất” xẩm. Đáng mừng là dù còn nhiều khó khăn trong việc học nhạc cụ đàn cổ, họ vẫn kiên trì học với tinh thần “trẻ không được, đến già chắc chắn sẽ được”. Đó chính là niềm đam mê mà lớp nghệ sĩ chúng tôi tìm ở người trẻ”.

                                                                               Theo: nguoiduatin.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

27
Đang xem:
72.467.123
Tổng truy cập: