NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Hồn dân tộc trong những tác phẩm tranh khắc gỗ của Trần Nguyên Đán
(Ngày đăng: 06/05/2016   Lượt xem: 1500)
75 năm tuổi đời, 49 năm tuổi nghề, họa sĩ Trần Nguyên Đán đã tạo ra rất nhiều những tác phẩm tranh khắc gỗ vừa mang đậm màu sắc cá nhân nhưng vẫn thấm đẫm hồn dân tộc và phảng phất những nét của những dòng tranh dân gian truyền thống.
                                                        Mộc bản: Chờ đợi vô vọng
Cùng với sự phát triển của xã hội, những luồng giao thoa văn hóa những kỹ thuật vẽ tranh mới cũng được truyền bá rộng rãi và được nhiều họa sĩ lựa chọn, những dòng tranh “tân kỳ” cũng đã có thể tạo ra một số hiệu ứng. Hoàn toàn chỉ đi theo một con đường là chọn tranh khắc gỗ trong suýt soát nửa thế kỷ sáng tác họa sĩ Trần Nguyên Đán đã tạo ra được những tác phẩm và định hình những phong cách riêng cho mình.
 
                                                          Họa sĩ Trần Nguyên Đán
 
Trong gần nửa thế kỷ, họa sĩ Trần Nguyên Đán đã khắc hàng trăm ván gỗ và in hàng ngàn bản trên giấy dó, lụa, vải mộc hay toan… Những tác phẩm của ông là tổng hòa của tạo hình dân gian tươi vui, hồn nhiên và kỹ thuật khắc in từ đầu thể kỷ 20.
 
                                                 Lễ cắt băng khai mạc tại triển lãm
 
Chiều tối ngày 21/3, triển lãm tranh “Nét khắc từ truyền thống đến hiện đại”  của họa sĩ Trần Nguyên Đán đã được khai mạc tại bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội đây cũng là dịp đánh dấu sự nghiệp hội họa ở tuổi 75 của ông.
 
                                   Tác phẩm “Quan họ sân đình làng”- tranh in trên vải
 
Triển lãm bao gồm 100 tác phẩm đặc sắc của họa sĩ Trần Nguyên Đán được tạo ra trong thời gian từ 1967 – 2015 với những chủ đề như tranh phong cảnh, những hình ảnh lao động, sản xuất hay những hoạt động văn hóa đặc trưng của nhiều vùng miền… Ngắm nhìn những bức tranh thuộc nhiều đề tài được in trên các loại chất liệu, cách phối màu tinh tế hay những mộc bản tại triển lãm cũng có thể thấy sự nghiêm túc, cần mẫn của Trần Nguyên Đán trong việc tạo ra từng tác phẩm.
 
 
Trong buổi khai mạc, người xem đã đều đã bị thu hút bởi các tác phẩm của họa sĩ Trần Nguyên Đán. Ngắm nhìn mỗi tác phẩm của tại triển lãm, người xem đều thấy thấp thoáng trong đó những màu sắc của những dòng tranh dân gian như Hàng Trống, Đông Hồ, Làng Sình… nhưng vẫn mang đậm màu sắc riêng của ông. Tạo ra những bản khắc, in tranh vốn đã không dễ nhưng việc khó nhất là đưa cái hồn, màu sắc riêng của mình vào từng tác phẩm thì Trần Nguyên Đán đã làm được vô cùng xuất sắc.
 
 
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hòa nhận xét: “Họa sĩ Trần Nguyên Đán là một gương mặt đặc biệt trong làng Mỹ thuật Việt Nam bởi ông chuyên tâm gần như triệt để vào một chất liệu duy nhất: tranh khắc gỗ. Cả một đời nghệ thuật, kể từ bước đầu khắc gỗ năm 1966- thuở còn sinh viên- đến nay (2016) đúng nửa thế kỷ trôi qua, mặc những ai ai “thử sức” hay “mở rộng” ra các chất liệu khác, ông chỉ chuyên chú đến mức đắm say vào tranh khắc gỗ mà thôi. Tất nhiên, vì từng theo học mỹ thuật nghiêm chỉnh nên ông cũng đã từng vẽ lụa, tranh cổ động, bột màu, màu nước… nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc hiếm hoi một thời… (…) Trong khi đa số các thể loại hội họa và đồ họa nước ta có xuất xứ phương Tây và mới chỉ được định hình từ đầu thế kỷ XX thì tranh khắc gỗ có truyền thống lâu đời với các dòng tranh dân gian nổi tiếng như Đông Hồ, Hàng Trống… từ ba- bốn trăm năm nay, thậm chí có thể còn xa xưa hơn nếu kể đến tranh minh họa mộc bản Phật giáo và tranh bùa chú Đạo giáo. (…) Với rất nhiều giải thưởng đã giành được, Trần Nguyên Đán có quyền tự hào là một trong số không nhiều họa sĩ đồ họa tiêu biểu của Mỹ thuật Việt Nam suốt từ nửa cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI. Tranh ông đáng chú ý ở chỗ: bao giờ cũng nổi bật tinh thần dân tộc Việt từ bố cục, mảng đậm nhạt đến đường nét, màu sắc… thậm chí cả cái duyên dáng làm điệu cũng có hồn dân tộc”.
 
 
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa cho biết, bà cảm thấy tự hào khi đã sưu tập được hơn 100 tác phẩm của họa sĩ Trần Nguyên Đán. “Đây là họa sĩ có nhiều tác phẩm như cây cầu nối truyền thống với hiện đại”, bà Thu Hòa nói. “Đây là họa sĩ đầu tiên tôi sưu tập được tác phẩm một cách hệ thống, từ những tác phẩm đầu tay khi họa sĩ còn ngồi trên ghế nhà trường cho tới những sáng tác gần đây của ông”.

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa mong muốn sẽ có thêm nhiều những người sưu tập đi theo từng họa sĩ và hình thành những bộ sưu tập trọn đời. Bởi ở Việt Nam, nhiều họa sĩ hiện nay không muốn hoặc không có điều kiện để giữ lại những tác phẩm làm nên dấu ấn, thương hiệu, và phong cách của mình. Do vậy, rất cần thêm các nhà sưu tập để gìn giữ những di sản hội họa, qua đó có thể giới thiệu tới công chúng những gương mặt ấn tượng với những tác phẩm giàu giá trị, giàu tính nhân văn.

                                                                                   Theo songmoi.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

28
Đang xem:
72.465.958
Tổng truy cập: