LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
(36)- Làng rèn vẫn “đỏ lửa” dưới thời tiết nắng nóng
(Ngày đăng: 08/05/2025   Lượt xem: 60)

Những ngày nắng nóng, nhiều ngành nghề vẫn phải vất vả mưu sinh, trong đó, một trong những nghề cơ cực nhất là nghề rèn. Làng rèn Tiến Lộc (xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một làng nghề có truyền thống lâu đời ở xứ Thanh. 

1.jpg
Làng rèn Tiến Lộc vẫn đỏ lửa dưới trời nắng như đổ lửa

Theo các cụ cao niên, làng rèn Tiến Lộc có truyền thống hàng trăm năm. Thời gian đầu, việc chế tác các sản phẩm như dao, cuốc, liềm, xẻng… chỉ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm nông nghiệp của người dân địa phương. Về sau, nhờ sự khéo tay, sáng tạo của các nghệ nhân mà sản phẩm được nhiều người biết đến, tìm mua và trở thành hàng hóa. Qua bao thăng trầm, đến nay, toàn xã Tiến Lộc có 5 doanh nghiệp và khoảng gần 1.600 hộ dân làm nghề rèn, thu hút khoảng 6.000 lao động.

Dưới trời nắng nóng hầm hập, những người lao động ở Tiến Lộc vẫn cần mẫn chui vào “lò lửa”. Người đứng lò “hun” sắt, người cưa cắt, người quai búa, người mài giũa… Mặc dù các cây quạt công nghiệp quay vù vù, nhưng dường như sức gió mạnh không làm bớt đi không khí hầm hập trong xưởng, ai nấy mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ phừng phừng.

Bà Hoàng Thị Ca, người làng rèn Tiến Lộc, cho biết, làm nghề rèn cực kỳ vất vả, phải thức khuya dậy sớm, mất rất nhiều sức. Đặc biệt, vào mùa hè, làm nghề này không khác gì nghề “vắt sức lấy công”, nhưng vì tình yêu nghề đã “ngấm vào máu” nên vẫn gắn bó. Người làng nghề có câu nói như một “thần chú”: “Đỏ lửa là có tiền”. Mỗi ngày, người làm công có thu nhập thấp nhất từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng, còn với tay nghề cao, phải thực hiện các công đoạn phức tạp, nặng nhọc thì tiền công cao hơn.

Ngày nay, máy móc hiện đại dần thay thế nghề thủ công nên làng nghề Tiến Lộc cũng đang đối mặt với không ít khó khăn. Người dân làng nghề cũng đang linh hoạt để vừa thích ứng, vừa bảo tồn được nghề truyền thống. Trong khi người lớn vận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của mình để làm ra các sản phẩm bền, đẹp, thiết kế tinh xảo thì thế hệ trẻ tìm cách quảng bá sản phẩm qua Internet, đặc biệt là mạng xã hội. Nhờ đó, sản phẩm của làng nghề đã tiếp cận được với nhiều khách hàng trên cả nước và được xuất sang một số nước như Lào, Campuchia…

Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty Tấn Lộc Tài chia sẻ, hiện nay rất nhiều vật dụng hiện đại, nhất là đồ gia dụng đang thay thế dần các sản phẩm của làng nghề, người trẻ cũng đang dần xa rời nghề truyền thống của ông cha. Nhưng ở làng nghề Tiến Lộc hiện vẫn còn nhiều người trẻ như anh quyết bám nghề, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, không gian bán hàng qua Internet để duy trì và phát huy giá trị nghề truyền thống.
2.jpg

3.jpg

4.jpg

6.jpg

7.jpg

                               Theo;  sggp.org.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
76.938.549
Tổng truy cập: