LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
(67)- Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao
(Ngày đăng: 16/12/2022   Lượt xem: 245)

Sếu đầu đỏ, hoa sen… đặc trưng của Đồng Tháp qua đôi tay khéo léo của người thợ đã tạo nên ‘bức tranh’ sinh động trên chiếc khăn rằn để tạo giá trị cho làng dệt khăn choàng trăm tuổi ở xứ cù lao giữa sông Tiền.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 1

Gần cuối năm,làng dệt khăn choàng Long Khánh A (Hồng Ngự, Đồng Tháp) ở cù lao sông Tiền trở nên nhộn nhịp. Máy móc hoạt động liên tục, khắp sân là những cuộn sợi đủ sắc màu được phơi trong nắng.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 2

Chị Định Thị Kim Hạnh (34 tuổi) là người nối nghiệp đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghề dệt khăn nổi tiếng xứ cù lao này. Chị Hạnh cho biết, làng nghề cực thịnh vào đầu thập niên 90,chủ yếu cung cấp khăn rằn cho nông dân. Công việc vất vả nhưng sản phẩm làm ra là có người mua ngay, thậm chí không đủ bán. Sau này, du lịch phát triển, khăn rằn của làng nghề được dùng làm quà tặng. Mẫu mã cũng dần có sự thay đổi cho phù hợp.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 3

Bạn trẻ thích thú với sản phẩm khăn rằn thêu hoa sen, sếu đầu đỏ và túi xách.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 4

Bà Nguyễn Thị Kim Chiều là một trong những nghệ nhân đầu tiên cải tiến mẫu khăn rằn truyền thống sang khăn phục vụ du lịch.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 5

Bà Chiều kể ban đầu làm khăn rằn phục vụ du lịch không dễ. Khăn đòi hỏi độ dày, đa dạng mẫu mã, màu sắc bắt mắt

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 6

“Khó khăn lớn nhất với người thợ là kích cỡ khăn nhỏ hơn loại truyền thống, lại dệt dày hơn nên máy dệt thường xuyên lỗi, đứt chỉ. Để dệt được chiếc khăn rằn du lịch đầu tiên, tôi mất cả tuần cải tiến, sửa chữa từng chút một", bà nhớ lại. Trong ảnh: Sếu đầu đỏ được thêu trên khăn rằn.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 7

Từ ba màu carô truyền thống, hiện làng nghề làm ra gần trăm mẫu mã khác nhau kết hợp thêu logo, biểu tượng sếu, hoa hồng... Trong ảnh: Khăn thêu hoa sen.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 8

Người dân làng nghề làm khăn rằn phục vụ du lịch. Ảnh: Hòa Hội

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 9
Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 10
Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 11

Anh Phan Thanh An, Giám đốc HTX dệt choàng Long Khánh cho biết, làng nghề hiện nay có khoảng 50 nghệ nhân với 200 máy dệt. Sản phẩm của làng tiêu thụ trên cả nước. Từ một vài mẫu truyền thống, hiện làng nghề làm ra hàng chục mẫu mã khác nhau kết hợp thêu logo, biểu tượng sếu, hoa hồng, cùng với đó là phát triển thêm túi xách, ba lô, cà vạt, áo dài…. Qua đó, góp phần nâng giá trị khăn rằn của làng nghề trăm tuổi xứ cù lao.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 12

Theo anh An, thách thức với làng nghề hiện nay là máy móc cũ kỹ, năng suất thấp, ít người nối nghiệp. Vì thế cần có thêm nhiều lớp đào tạo nghề và chính sách thu hút, khuyến khích cũng như hỗ trợ bà con gắn bó với nghề truyền thống này.

Bên trong làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở xứ cù lao ảnh 13

Khung cửi dệt khăn rằn phục vụ du lịch. Ảnh: Hòa Hội

                                               Theo:  tienphong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

42
Đang xem:
72.467.332
Tổng truy cập: