LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Giữ gìn thương hiệu rèn Phúc Sen, Cao Bằng
(Ngày đăng: 23/11/2015   Lượt xem: 689)
Du khách rất yêu thích sản phẩm rèn ở Phúc Sen.
Du khách rất yêu thích sản phẩm rèn ở Phúc Sen.

Làng rèn Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) đã tồn tại hằng trăm năm, tạo nên một thương hiệu chế tác sản phẩm sắt chắc chắn, sắc bén hiếm nơi nào có được. Thế nhưng hiện nay, một bộ phận người dân đang bày bán đủ loại sản phẩm kém chất lượng, xuất xứ trôi nổi đe dọa đến danh tiếng của làng nghề.

Nằm trên cung đường lữ hành nối liền TP Cao Bằng với thác Bản Giốc, có bản du lịch cộng đồng Pác Rằng, Phúc Sen đã tận dụng được lợi thế để trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách tứ phương. Hằng ngày, có rất nhiều đoàn khách du lịch từ trong và ngoài nước dừng chân chiêm ngưỡng kỹ năng rèn điêu luyện của người dân cũng như lựa chọn sản phẩm chuẩn tác bởi nghệ nhân rèn Phúc Sen. Ông Peter, đến từ Thụy Điển nói: “Tôi rất thích và đã mua một con dao rèn ở đây. Nó thật đặc biệt bởi sản phẩm của nghệ nhân nào đều được khắc tên tỉ mỉ ở trên. Hoàn toàn làm bằng thủ công và thật khó để tìm thấy ở nơi khác”.

Rõ ràng, với sự thích thú đó, du khách sẵn sàng bỏ số tiền rất cao để mua một sản phẩm được chế tác tinh xảo thủ công và đúng với thương hiệu rèn Phúc Sen. Thế nhưng, không hiểu vì sao, một bộ phận người dân đang có lều quán bày bán ven đường hiện nay lại bày bán, trà trộn dao xuất xứ từ Trung Quốc với mức giá rẻ hơn từ 3-4 lần. Một tiều thương nói: “Do nhu cầu của khách nên chúng tôi bày bán cả hai loại dao. Ai đến mua đều nói rõ với họ”.

Tuy nhiên, sự thật là với “mắt thường” của du khách thì không thể phân biệt được đâu là dao Trung Quốc, đâu là dao rèn từ Phúc Sen. Phải quan sát kỹ mới nhận ra dao kém chất lượng có bề mặt mỏng hơn rất nhiều, chất liệu thép cũng không chắc chắn như dao rèn của Phúc Sen. Ông Sành Văn Vấn, một thợ rèn lâu năm khẳng định: “Dao của chúng tôi rèn ra bảo đảm dùng hai năm mới phải mài lại. Dao Trung Quốc thì vừa dùng có thể đã hỏng luôn. Không thể bán loại dao đó tại Phúc Sen được”.

Trưởng Ban mặt trận dân cư xóm Pác Rằng Lương Văn Vĩnh bức xúc nói: “Nhiều mặt hàng của Phúc Sen giờ không bán được vì đồ Trung Quốc rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến thương hiệu mà chúng tôi gây dựng suốt hằng trăm năm qua”.

Quả thật, nghịch lý là khi nghệ nhân làm ra sản phẩm thật lại không bán được cho du khách, trong khi thương lái dễ dàng kiếm lời bởi những sản phẩm kém chất lượng.

Sản phẩm được chế tác tinh xảo thủ công bởi kỹ năng rèn điêu luyện của người dân Phúc Sen.

Theo quan sát của chúng tôi, không ít các quầy hàng bày bán dao và nông cụ bằng sắt ở dọc quốc lộ 3 đoạn qua xã Phúc Sen có chủ là người nơi khác đến. Tuy nhiên, việc người dân bản địa giờ đây vì sức ép của lợi nhuận và cạnh tranh đã phải nhập hàng kém chất lượng thực sự là một điều đáng cảnh báo đối với thương hiệu rèn Phúc Sen.

Ông Long Văn Chiến, chủ thương hiệu Long Chiến đã được đăng ký bản quyền nói: “Chúng tôi chỉ còn cách đi vận động và nhắc nhở bà con đừng vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ quên chất lượng thương hiệu”.

Chủ tịch UBND xã Phúc Sen Nông Thị Dung khẳng định: “Trước mắt, xã yêu cầu người dân phải nghiêm túc phân biệt chủng loại sản phẩm để du khách hiểu rõ. Sau đó, dần đòi hỏi các cửa hàng không bày bán sản phẩm kém chất lượng và chuyên tâm gìn giữ, phát triển thương hiệu rèn Phúc Sen”.

Thiết nghĩ, việc để tình trạng bán dao, nông cụ sắt xuất xứ kém chất lượng tại địa phận Phúc Sen tồn tại trong suốt thời gian qua có lỗi một phần của cấp chính quyền. Tuy nhiên, người dân phải có bản lĩnh trước sức ép của lợi nhuận, không chạy theo lợi ích trước mắt. Muốn vậy, cả lãnh đạo xã Phúc Sen lẫn người dân đều phải đồng lòng, xây dựng chiến lược lâu dài để duy trì và phát triền bền vững nghề rèn. Trong đó, khâu bảo vệ thương hiệu, đòi hỏi quyết liệt về chất lượng, quản lý chặt chẽ tiểu thương buôn bán phải được đặt lên hàng đầu. Nếu không nhanh chóng thực hiện để củng cố lại niềm tin nơi khách hàng, chắc chắn thương hiệu rèn Phúc Sen sẽ bị đe dọa trong tương lai gần.

                                                                                                                  Theo: nhandan.org.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.463.551
Tổng truy cập: