LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Về làng nghề bánh gai tiến Vua khi xưa
(Ngày đăng: 31/07/2012   Lượt xem: 883)

Nằm êm đềm bên hạ lưu sông Chu, làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân, Thanh Hóa) tự hào nhớ lại, khi xưa những chiếc bánh gai họ làm ra dùng làm lễ vật tiến Vua.

Bánh gai Tứ Trụ cùng với chè Sánh, chè Lược và cá rô Đầm Sét đã tạo nên thứ đặc sản của vùng đất Thọ Xuân. Khi xưa bánh gai dùng làm lễ vật tiến Vua, nay làm để thiết đãi khách sau mỗi lần giỗ tết, đình đám. Bánh gai làm rất công phu, kỳ công ở tất cả các công đoạn. Đòi hỏi người làm bánh phải tỉ mẩn và tinh tế, các thao tác phải thành thạo, điêu luyện như một nghệ nhân.

 

 Làng nghề làm bánh gai truyền thống Tứ Trụ (Thọ Xuân, Thanh Hóa) nằm trong vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra người anh hùng Lê Lợi, Lê Lai. Đến nay vẫn giữ được nghề.

 

Làm lá gai là khâu khá quan trọng, sau khi bỏ cuống, người làm tỉ mẩn tước hết từng cái gân lá một, rồi đem phơi cho thật khô. Khi ấy, một mặt lá đã chuyển màu đen thẫm, mặt kia hơi trắng xám là được. Sau đó đem rửa sạch và bỏ vào nồi luộc thật kỹ. Thường để cho lá thật mềm, chúng tôi phải ninh liên tục từ 1-2 ngày, lâu lâu lại đổ ra thay nước mới để luộc tiếp.

 

 Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường và thịt lợn nạc. Đậu xanh đem cà vỡ đôi vỡ ba, ngâm tróc vỏ đãi sạch, nấu như nấu cơm hoặc đồ lên, không được nấu nhão, và nhớ rắc vào nồi đậu vài hạt muối khi đậu vừa sôi. Khi đậu chín, cho vào cối giã cùng với đường sao cho đường và đậu nhỏ mịn thấm đều vào nhau.

 

 Đây là thành phần chính của nhân bánh, để cho nhân có mùi vị đặc trưng, ngọt thanh, cần có thịt lợn nạc, một thìa cà phê nước mắm ngon và một ít dầu chuối.

 

 Nhiều em nhỏ phụ giúp cha mẹ lúc rảnh rỗi, đây là tiền đề giúp làng nghề vẫn tồn tại.

 

 Người dân Tứ Trụ thường gói bánh vào lúc 10h sáng, gói xong đem đồ khoảng 1 tiếng là có thể đem bán.

 

Phần hấp bánh (gọi là đồ bánh) cũng là công đoạn đòi hỏi thực tiễn. Đây là khâu vô cùng quan trọng quyết định bánh gai ngon hay dở.

 

 Người thạo nghề muốn biết bánh chín hay chưa, chỉ cần kiểm tra bằng mắt và ngửi mùi thơm là đủ. Thử bằng cách bóc bánh nhanh thấy mặt bánh rỗ đều là bánh đã chín.

Khi bánh nguội hẳn dùng lạt giang đã nhuộm phẩm đỏ thay cho lạt khi luộc, gói từng bó 5 chiếc một cho vuông vắn, rồi xếp hai bó loại 5 chiếc lại thành 10 chiếc để tiện lợi khi dùng hoặc khi trao đổi mua bán.

Hàng triệu triệu chiếc bánh gai được làm bởi bàn tay khéo léo của người Tứ Trụ đang hiện diện khắp mọi miền đất nước như một thứ quà quê, góp một hương vị làm phong phú thêm món quà cho mọi miền Tổ quốc.

 

 Khi bánh gai Tứ Trụ đi khắp mọi miền đất nước và được công nhận là một đặc sản của xứ Thanh, người dân Tứ Trụ còn gửi gắm cả một quan niệm sống, một nhân sinh quan đến người thưởng thức.


Theo Infonet

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.467.262
Tổng truy cập: