Ảnh: Lê Hằng
|
Những trang trại bạc tỷ
Xe
chúng tôi chạy trên những con đường quanh co giữa núi đồi Yên Thế, hai
bên đường, những đồi vải, đồi cam, đồi nhãn mướt xanh. Dưới những tán lá
xanh um, lấp ló màu đỏ tía, đen của những chú gà.Ghé
thăm trang trại gà của anh Lăng Văn Liệu ở xóm La Thành, xã Tiến Thắng,
chúng tôi được mục sở thị một trong những trang trại gà bạc tỷ của Yên
Thế. Trên diện tích đồi 5ha, gia đình anh Liệu trồng vải và nhãn. Năm
2006, gia đình anh bắt đầu chăn nuôi gà thả đồi. Ban đầu, khi kỹ thuật
chăm sóc, phòng bệnh chưa có, anh Liệu cùng vợ vừa trực tiếp tham gia
vào các lớp khuyến nông do xã, huyện tổ chức; đi tham khảo kinh nghiệm
chăn nuôi của các hộ gia đình trong vùng, và sang cả tỉnh Thái Nguyên để
học hỏi kinh nghiệm. Hai vợ chồng anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng, cùng
với số vốn vay mượn từ người thân, đầu tư mua giống, mua vaccine, xây
dựng chuồng trại, thức ăn; vừa làm vừa học hỏi, tích lũy kinh nghiệm
chăn gà thả đồi.
Lứa đầu tiên lãi lờ
bao nhiêu, hai vợ chồng tiếp tục quyết tâm đầu tư nâng tổng đàn gà của
mình lên, lúc cao điểm, trang trại nhà anh Liệu có đến 8.000 con. Hiện
tại, trang trại của anh Liệu đang có hai đàn, một đàn chuẩn bị đến tuổi
xuất, tổng đàn gà hiện nay là 4.000 con. Thông thường thời gian chăm sóc
mỗi lứa gà đến khi xuất chuồng là khoảng 100 ngày. Với thời giá hiện
tại, trừ chi phí, anh thu lãi từ 12 - 15 triệu đồng/ 1 nghìn gà. Ba năm
trở lại đây, trung bình mỗi năm anh Liệu thu lãi từ 150 - 200 triệu
đồng, đó là chưa kể các khoản thu khác từ vải, nhãn.
Theo
anh Liệu, ưu điểm của chăn gà thả đồi so với chăn nuôi nhốt lồng kiểu
công nghiệp là chất lượng của sản phẩm. Gà thả đồi được bay nhảy, bên
cạnh thức ăn chính là ngô, còn ăn rau cỏ, giun dế trong vườn nên thịt gà
bao giờ cũng chắc, ngọt và thơm hơn so với nuôi nhốt theo kiểu công
nghiệp. Trong chăn nuôi gà thả vườn, công tác phòng dịch bệnh là cực kỳ
quan trọng. 100% số gà nhập về đều được anh Liệu tiêm đủ các loại
vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, đặc biệt là
vaccine phòng cúm A/H5N1.
Hiện nay,
Yên Thế có hơn 14 trang trại chăn nuôi gà thả vườn đồi (theo tiêu chí
mới), đây đều là những trang trại bạc tỷ, sản xuất ra lượng lớn thịt gà
thương phẩm xuất bán đi các tỉnh, thành phố trong vùng như Hà Nội, Hải
Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Tổng số lượng gà toàn huyện hiện tại có
trên 2,8 triệu con. Chỉ tính riêng năm 2011, cả huyện có trên 4,5 triệu
con gà. Trung bình mỗi năm, 18 nghìn tấn gà đã được tiêu thụ tại thị
trường trong nước.
Bên
cạnh những tiềm năng, thế mạnh vốn có, nghề nuôi gà đồi Yên Thế hiện
cũng đối mặt với nhiều thách thức. Anh Lăng Văn Liệu cho biết, không
giống như các ngành nghề khác, nghề nuôi gà đồi chịu sự rủi ro rất cao.
Bên cạnh dịch cúm gia cầm luôn thường trực thì việc giá thức ăn cho gà
tăng liên tục, trong khi đầu ra còn chưa được ổn định. Có những khi cả
vùng chăn nuôi thuận buồm xuôi gió, đến lúc xuất chuồng, lại bị tư
thương ép giá. Gà đến tuổi không bán cũng chết, bán thì lỗ - anh Liệu
chia sẻ.
Cùng với đó, việc giống gà
chưa ổn định, chăn nuôi vẫn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, giá thức ăn
“nhảy loạn”, thuốc vaccine phòng dịch bệnh gia cầm trôi nổi, vốn vay
ngân hàng đến kỳ trả nợ, đầu ra sản phẩm không chắc chắn là những khó
khăn mà những hộ chăn nuôi gà thả đồi Yên Thế đang phải đối mặt. Theo
tìm hiểu của chúng tôi, bên cạnh các trang trại lớn còn đứng vững và tồn
tại, một số hộ chăn nuôi nhỏ đã không chịu được cảnh ép giá của tư
thương mà phải bỏ nghề nuôi gà.
Xây dựng thương hiệu Gà đồi Yên Thế
Nhận
thức được lợi thế của vùng có trên 50% diện tích đất tự nhiên là đất
lâm nghiệp, trong đó, diện tích vườn đồi và vườn rừng chiếm tỷ lệ lớn,
được bao phủ bởi các loại cây lâu năm như nhãn, vải, các khu vườn, đồi
xa khu dân cư là điều kiện lý tưởng để có thể phát triển bền vững và có
hiệu quả mô hình chăn nuôi gà thả đồi, kết hợp với những kết quả có được
giai đoạn 2007 - 2010, UBND huyện Yên Thế xác định chăn gà thả đồi là
một trong những trọng tâm trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nói
chung trong giai đoạn tới.
Hiện tại,
gà đồi nuôi ở Yên Thế gồm hai giống là gà Mía lai và gà Ri lai. Việc
một số trại giống tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu về giống
khiến nhiều hộ chăn nuôi phải nhập giống gà từ các vùng lân cận khiến
chất lượng con giống không được đồng đều. Thời gian tới, địa phương sẽ
tiếp tục đẩy mạnh công tác nhân giống 2 loại gà có chất lượng thịt thơm
ngon là gà Mía lai và gà Ri lai, xây dựng các điểm ấp nở con giống, chủ
động cung cấp đủ giống tại chỗ cho các hộ chăn nuôi. Đồng thời, để giảm
thiểu việc thức ăn tăng giá, huyện có kế hoạch khuyến khích xây dựng một
nhà máy chế biến thức ăn gia cầm tại địa bàn huyện nhằm loại bỏ các
khâu trung gian để hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, thực hiện việc
hướng dẫn người chăn nuôi tận dụng thức ăn địa phương, nuôi thâm canh,
áp dụng các tiến bộ KH - KT vào chăn nuôi.
|
Trước
tình trạng bùng phát thường niên của dịch cúm gia cầm, huyện Yên Thế
đặt mục tiêu trong thời gian tới, 100% số gà trên địa bàn phải được tiêm
phòng vaccine cúm gia cầm A/H5N1 và các loại dịch bệnh khác. Trạm thú y
huyện đang xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ dịch bệnh từ hộ chăn nuôi
đến xã, huyện. Đồng thời, bảo đảm cung cấp đủ vaccine chất lượng chuẩn
cho người chăn nuôi. Thời gian qua, 18.000 lượt người đã được tham gia
các lớp tập huấn phổ biến kỹ thuật chăn nuôi gà. Bên cạnh kỹ thuật phòng
dịch, thời gian tới đây, các lớp tập huấn này sẽ tập trung hướng dẫn
nông dân các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, xây dựng chuồng trại,
bãi chăn thả khoa học, bảo đảm chống rét, chống mưa, chống gió, chống
lây nhiễm dịch bệnh.
Theo Phó chủ
tịch UBND huyện Yên Thế Nông Văn Tâm, huyện đã phê duyệt Đề án phát
triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2011-2015, trong đó tập trung
phát triển đàn gà tại các xã có lợi thế vườn đồi, vườn rừng rộng như
Canh Nậu, Xuân Nương, Tam Tiến, Tiến Thắng, Đồng Tiến, Đồng Tâm… Từng
bước quy hoạch thành vùng chăn nuôi gà hàng hóa, tách biệt với khu dân
cư tập trung. Tập trung ưu tiên vốn cho các hộ chăn nuôi theo Quyết định
120 của Chính phủ, đồng thời tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật chăn thả, kỹ
thuật phòng bệnh dịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và
chu trình sản xuất gà Yên Thế sạch, khép kín từ các khâu giống, thức ăn,
thịt thành phẩm, quảng bá, tiêu thụ. Huyện cũng đang lên kế hoạch đưa
sản phẩm Gà đồi Yên Thế xuất khẩu.
Đặc
biệt, Yên Thế sẽ đẩy mạnh các biện pháp quản lý Nhà nước trong chăn
nuôi gà thả đồi như thiết lập hệ thống quản lý gia cầm chặt chẽ đến từng
hộ chăn nuôi; các hộ chăn nuôi số lượng lớn theo từng mức độ phải được
trưởng thú y xã hoặc Trạm thú y huyện thẩm định cấp phép; tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh các cơ sở kinh doanh
thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng, thuốc thú y giả kém chất
lượng, lưu hành hooc môn tăng trưởng, việc vận chuyển, giết mổ gia cầm
trái phép… Các biện pháp này nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững
an toàn sinh học đàn gà giống và gà thương phẩm tại địa phương, phấn đấu
đến năm 2015, tổng đàn gà toàn huyện giữ ổn định ở mức 4-4,5 triệu con,
sản lượng thịt hơi đạt từ 15.000 - 17.000 tấn, tiến tới xây dựng thành
công thương hiệu Gà đồi Yên Thế .