LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Làng nghề thêu ren Thanh Hà
(Ngày đăng: 27/06/2012   Lượt xem: 1151)
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển công, nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 50% lao động và sử dụng được phần lớn lao động nông nhàn.

Thanh Hà (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là xã có nghề thêu ren truyền thống từ lâu đời. Những năm gần đây, các làng nghề thêu ren ở xã được duy trì và phát triển ở tất cả các thôn, xóm. Phát triển các làng nghề thêu ren là một thế mạnh thực sự để xã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Các làng nghề đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống người dân địa phương. Một số làng nghề thêu ren từ lâu đã trở nên nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh như: làng nghề thêu ren An Hoà, Hoà Ngãi... Sản phẩm thêu ren của những làng nghề này đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.


Người thợ thuê ren ở Thanh Hà

Trải qua các thời kỳ chuyển đổi cơ chế, làng thêu ren Thanh Hà đã trải qua bao trăn trở tìm cho mình hướng đi để tồn tại và phát triển. Công cụ, thiết bị của làng nghề thêu ren rất giản đơn. Các công đoạn của nghề thêu ren là: chuẩn bị nguyên liệu, tạo mẫu, pha và in màu, thêu, giặt là, kiểm tra đóng gói và cuối cùng là tiêu thụ. Các công đoạn trên hiện nay đều thực hiện bằng lao động thủ công.

Để phát triển làng nghề, người Thanh Hà đã đầu tư cho việc tiếp thị như: tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, tham gia các hiệp hội để tiếp cận thông tin, không ngừng nâng cao chất lượng hàng, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính. Ở Thanh Hà, hiện nay, hầu hết các hộ đều làm vệ tinh cho các doanh nghiệp.

Làng thêu Thanh Hà không gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu. Vải, chỉ thêu có rất sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn về vốn. Đó là vốn để mua nguyên liệu và vốn tồn đọng trong quá trình lưu thông. Hiện ở Thanh Hà, nguồn vốn tự có là chủ yếu. Vốn vay thì chỉ có nguồn vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và dài hạn còn chưa được sự quan tâm của ngân hàng đối với làng nghề.

Những người thợ có tay nghề cao bình quân thu nhập đạt 1.200.000-2.000.000đ/tháng, thợ tay nghề thấp đạt 400.000 - 500.000đ/tháng. Như vậy, một hộ có 2 lao động chính, 2 lao động phụ tay nghề trung bình và khá, một tháng thu nhập từ 1.000.000 – 2.000.000 đ và một năm đạt trên dưới 20 triệu đồng.

Những người thợ ở Thanh Hà mong muốn Nhà nước có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với làng nghề, hỗ trợ đầu tư chi phí cho đào tạo thợ thêu; mong muốn các cơ quan chức năng như: Sở Công thương, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Kế hoạch - Đầu tư… giúp đỡ trong việc tìm kiếm thị trường thêu ở nước ngoài và có biện pháp hạn chế sự ép giá của các đơn vị trung gian xuất khẩu mặt hàng này.

Dù đã có những chương trình hỗ trợ lãi suất vay vốn đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, công tác đào tạo nghề đã được chú trọng, có tổ chức truyền nghề, dạy nâng cao tay nghề, nhưng nhìn chung sự phát triển các làng nghề thêu ren ở Thanh Hà thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế: làng nghề phát triển vẫn mang tính tự phát, chưa có định hướng phát triển rõ ràng; các sơ sở làng nghề qui mô nhỏ… Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm chưa được thực hiện triệt để và việc khai thác tiềm năng du lịch làng nghề chưa được đẩy mạnh; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định.

Trong thời gian tới, việc phát triển các làng nghề thêu ren cần được ưu tiên nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng của địa phương về một ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, từ đó thúc đẩy các làng nghề thêu ren phát triển bền vững, lâu dài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn địa phương. Đây chính là một yêu cầu tất yếu, là mối quan tâm của các cấp, ngành xã Thanh Hà nói riêng và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam nói chung.

Theo Lan Anh (Cổng TTĐT Hà Nam)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

32
Đang xem:
73.659.078
Tổng truy cập: